Chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 73 - 76)

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bước vào giai đoạn (2006-2010), sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thu được những kết quả quan trọng, Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu đã trở thành những vấn đề nghiêm trọng. Từ cuối năm 2007, kinh tế và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn do lạm phát và suy giảm kinh tế; các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, đẩy mạnh hoạt động "diễn biến hịa bình". Trong khi yêu cầu địi hỏi phải có sự phát triển nhanh, mạnh nhưng các điều kiện nguồn lực để đáp ứng chưa tương xứng.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại, khó khăn, tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng về CSXH trong thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã đề ra chủ trương “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [47, tr.101], với những định hướng chủ yếu sau:

- Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xố đói giảm nghèo.

- Xây dựng, hồn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ cơng cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, văn hố - thơng tin, thể dục thể thao...

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ...

Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển vùng của Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về Phát triển vùng, Báo cáo của BCH Trung ương Đảng khóa X về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) xác định:

Bằng chính sách thích hợp tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý mỗi vùng và liên vùng; đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, phát triển nhanh và ổn định, có sức cạnh tranh; khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [47, tr.224,226].

Giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng miền núi, đồng bào DTTS giai đoạn 2006-2010, Nghị quyết Đại hội X nêu rõ:

Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, XĐGN, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; làm tốt công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới [47, tr.121-122].

Nghị quyết xác định, tạo điều kiện cho lao động nơng thơn có việc làm tại chỗ và ngồi khu vực nơng thơn, kể cả ở nước ngồi. Nhà nước đầu tư nhiều hơn và phát huy khả năng trợ giúp của xã hội để thực hiện tốt XĐGN ở nông thôn,

đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Giải quyết ổn định vấn đề lương thực cho các hộ thuộc diện nghèo, nhất là đồng bào DTTS, gắn với việc giao khốn rừng... Ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTTS nghèo; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nơng thơn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc XĐGN.

Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp học, mở thêm trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này [47, tr.219].

Đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người. Phát huy vai trị và hiệu quả của chương trình kết hợp quân - dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân và các lực lượng vũ trang, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo [47, tr.220].

Các chủ trương, chính sách về CSXH của Đảng đã nhanh chóng được cụ thể hóa bằng các nghị định, nghị quyết, thơng tư, chỉ thị của Chính phủ và các bộ, ban, ngành đối với địa bàn miền núi, trong đó có các huyện miền núi tỉnh Nghệ An [phụ lục 21]. Điểm mới trong các văn bản của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 là ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, các chính sách XĐGN, chính sách GD-ĐT, chính sách y tế được đề cập với những giải pháp cụ thể hơn.

Như vậy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong 5 năm (2006-2010) đã xác định rõ hơn vị trí của CSXH trong sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó đã cụ thể hóa sự phát triển của vùng, địa

phương, đặc biệt là địa bàn miền núi và vai trò của CSXH đối với sự phát triển tồn diện của miền núi, dân tộc. Từ đó, Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với CSXH trong điều kiện kinh tế thị trường ở các địa phương miền núi. Đồng thời, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách huy động các nguồn lực đóng góp cho giải quyết các vấn đề xã hội và tổ chức thực thi các CSXH với khả năng tham gia của các tổ chức, đoàn thể và mỗi một người dân trên địa bàn miền núi. Thực hiện CSXH ở vùng miền núi không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ, giải quyết những khó khăn của người dân miền núi mà cịn tạo cơ hội bình đẳng để người dân tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này đối với miền núi nói chung và các huyện miền núi Nghệ An nói riêng đều nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn miền núi, rút ngắn khoảng cách về giàu nghèo, cũng như trình độ dân trí giữa miền núi với miền xi, tạo cơ hội cho miền núi phát triển tồn diện, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương và đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 73 - 76)