Sự bất họp lý trong việc giải quyết lợi ích giữa các khâu sản xuất nguyên liệu chế biến tiêu thụ

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 70 - 74)

Sự liên kết, họp tác giữa người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thị nông sản thực chất là nhằm nâng cao giá trị sản phâm, cùng phân chia lợi nhuận, chia sẻ rủi ro và tạo động lực cho phát triến...Mối liên kết này được xác lập trên cơ sở xử lý đúng đắn quan hệ lợi ích giữa người sản xuất nông sản người sản xuất chế biến và người hoạt động lưu thông, tiêu thụ sản phấm trên thị trường. Nghị quyết 09/2000/NQ - CP của Chính phủ đã chỉ rõ “Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế mở rộng diện ký họp đồng tiêu thụ nông sản với hợp tác xã hoặc ký trục tiếp với nông dân, gắn kết cho được sản xuất và chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu”. Ngày 24 tháng 6 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ - TTG về “ Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. Đây là giải pháp có tính đột phá của chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới đây. Chỉ khi nào sản xuất hàng hóa nông sản của nông dân trở thành nền sản xuất theo đơn đặt hàng thì khi đó sản xuất hàng hóa của hộ nông dân, của trang trại mới thực sự được đảm bảo vững chắc. Thực hiện các chính sách nói trên, trong thời gian qua, mối liên kết giữa “4 nhà” bao gồm: Nhà nước, các chủ thể nông nghiệp (nhà nông) với các chủ thể khác trên thị trường (nhà doanh nghiệp) và nhà khoa học đã có hiệu quả. Trong lĩnh vục sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa của nước ta, tùy nhu cầu và khả năng của các chủ thế có liên quan mà các chủ thế xác định trách nhiệm của mình trong các hợp đồng liên kết. Các quan hệ liên kết kinh tế có thế gồm: liên kết hai bên (giữa nông dân với doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản; nông dân với các doanh nghiệp thương mại; nông dân với các cơ quan và tổ chức nghiên cứu khoa học), hoặc liên kết ba bên (giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại), hoặc liên kết bốn bên (giữa nông dân với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại và các cơ quan và tố chức nghiên cứu khoa học)...Liên kết

thông qua hợp đồng là có lợi cho tất cả các chủ thế kinh tế tham gia họp đồng, nhưng không phải nơi nào cũng đủ điều kiện thuận lợi đế ký kết.

Bình phước là tỉnh có vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày có thể nói là đứng đầu cả nước, nhưng cho đến nay hợp đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa được thực hiện. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói chung, công nghiệp chế biến hạt điều và tinh bột sắn nói riêng thời gian qua do nhiều nguyên nhân, mối quan hệ lợi ích nêu trên có lúc chưa được giải quyết đúng đắn, vì vậy đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ thế trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phấm tù’ hạt điều và sắn.

Trong sản xuất nông nghiệp người dân còn mang nặng tính tự phát, trồng theo phong trào cây gì được giá thì trồng 0 ạt, mất giá lại chặt bỏ rồi trồng cây khác. Những năm điều được giá diện tích điều, cũng như các nhà máy chế biến phát triển 0 ạt vượt ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, cùng với sự phát triển của điều thì cao su trên thị trường thế giới cũng tăng liên tục. Trước sự tăng giá của cao su tự nhiên, nhiều hộ nông dân và các chủ trang trại trên địa bàn Bình Phước đã mở rộng diện tích trồng mới cao su, chuyến dịch cơ cấu cây trồng từ điều - cà phê - cao su - tiêu - cây ăn trái sang hương ưu tiên phát triến cao su - điều - cà phê - ca cao. Chính kiếu sản xuất thiếu định hướng lâu dài đã làm lãng phí sức người sức của mà người dân vẫn không thoát được cái vòng lẩn quẩn “trồng, chặt, rồi lại trồng”. Xuất phát từ cách sản xuất thiếu định hướng của người dân, nên khâu tiêu thụ sản phẩm chưa có điều kiện thận lợi đế xây dựng hợp đồng với doanh nghiệp chế biến. Phần lớn nông sản sau khi thu hoạch thì bán luôn tại nhà cho thương lái, hoặc tại vườn. Như vậy có thế nói quan hệ mua bán nguyên liệu giữa người sản xuất nông sản với các cơ sở chế biến trong tỉnh phần lớn là không dựa trên hợp đòng kinh

của nông dân và doanh nghiệp chế biến đều không được đảm bảo. Người dân bán nông sản cho tư thương, doanh nghiệp mua lại nông sản từ tư thương, do đó thường xảy ra tình trạng mất cân đối giữa giữa cung - cầu nguyên liệu với năng lực sản xuất - chế biến của các cơ sở trên địa bàn tỉnh, làm thiệt hại đến lợi ích của bên này hoặc bên kia. Tình trạng này dễ nhận thấy vào mùa thu hoạch. Mùa thu hoạch năm 2006, theo Hiệp hội cây điều Việt Nam, căn cứ các hợp đồng đã ký của các doanh nghiệp chế biến điều và đánh giá của các nhà chuyên môn, Hiệp hội đã thống nhất giá thu mua điều thô trung bình 8.000 đồng/kg. Giá được phân bố như: thánh 3 giá 8.500 đồng/kg; tháng 4 giá 8.000 đồng/kg; tháng 5 giá 7.500 đồng/kg và tháng 6 giá 7.000 đồng/kg nhằm an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên ngay từ đầu vụ giá điều thô đã liên tục tăng, làm cho không ít doanh nghiệp lo ngại. Giá thu mua đã vượt qua giá mà Hiệp hội đưa ra, giá bình quân giữa vụ là 9.000 - 9.200 đồng/kg đối với doanh nghiệp vùng gần nguyên liệu và 9.300 - 9.700 đồng/kg đối với doanh nghiệp xa vùng nguyên liệu [38]. Với giá thu như vậy so với xuất khẩu, tính ra các doanh nghiệp chế biến từ hòa đến lỗ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp chế biến hạt điều của tỉnh bị động trong sản xuất, thiếu nguyên liệu, bị thương lái thao túng thị trường dẫn đến kinh doanh thua lỗ là do chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ với nhà nông. Qua phân tích, điều tra của đề tài thực tế 2006 và đề tài KC 06 - 04 - NN, cho thấy, năm 2005 cơ sở chế biến xuất khẩu hạt điều lồ trung bình 1.551.960 đồng/ tấn hạt. Tổng lợi nhuận 1 tấn hạt điều từ sản xuất - chế biến - xuất khẩu được phân chưa hợp lý. Cụ thể là doanh nghiệp chế biến xuất khấu điều bị lỗ nặng, còn nông hộ và thương lái, đại lý lại hưởng lợi nhuận cao; đặc biệt là nông hộ trồng điều nhận được 101%, thương lái và đại lý hưởng 23,79%, đã vượt 10% so với mức lợi nhuận được cho là phù hợp đế việc sản xuất, thu mua chế biến và xuất khấu điều cùng tồn tại và phát triến

bền vững. Cơ cấu lợi nhận được coi là hợp lý nhất là: nông dân 62 - 64%, thu mua 13 -14% và chế biến xuất khẩu 22 - 25% [34, tr.70]. Việc xây dựng mối liên kết hợp tác kinh tế phải căn cứ và tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý cùng với quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thế của từng bên tham gia mới đảm bảo được sự bền vững trong sản xuất.

Hợp đồng chưa thế xác lập đổi với sản xuất và chế biến hạt điều và trong trồng và chế biến tinh bột sắn cũng thế. Diện tích sắn trồng đâ bị động và có xu hướng thu hẹp trong những năm gần đây, khi mà cây cao su và cây điều từ từ khép tán. Diện tích sắn không những giảm, mà còn trồng dưới dạng xen canh, phân tán nhỏ lẻ không có quy hoạch. Đây chính là lý do mà người nông dân trồng sắn không thế có điều kiện ký hợp đồng với cơ sở chế biến. Đen mùa thu hoạch, khâu tiêu thụ nông sản hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Nơi nào thương lái mua sắn tươi được giá thì bán, còn không thì người dân xắt phơi đế chủ động trong tiêu thụ. Do thiếu đi mối liên hệ với người dân trồng sắn vì vậy mà hầu hết các cơ sở chế biến tinh bột sắn đều phải thu mua sắn nguyên liệu thông qua tư thương.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w