Tiêu thụ sản phâm cao su

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 63 - 64)

Thị trường xuất khấu cao su những năm qua của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha và Italia... Từ năm 2002, Mỹ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó xuất khẩu sang thị truờng Singapore có xu hướng giảm.

su SL Mủ khô xuất 51.879 53.113 96.435 91.775 116.87 5 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng SL bột sắn (tấn) 80.00 0 24.552 35.600 75.370 75.760 SL bột sắn xuất khẩu (tấn) 23.763 23.247 35.000 63.024 46.910

Trong những năm gần đây, Tổng công ty cao su Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sản phẩm mủ cao su với một số Tập đoàn sản xuất lớn tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản như China Cheon (Trung Quốc), Tong Teck (Hàn Quốc), Sam Sung (Hàn Quốc) và Itochu (Nhật Bản)...vì vậy thị trường xuất khẩu được mở rộng, sản lượng xuất khẩu cũng tăng lên.

Bình Phước với 12 nhà máy chế biến mủ cao su, sản phẩm mủ bao gồm các loại mủ sơ chế cốm đóng gói 3313kg/bánh hoặc 35kg/bánh gồm các chủng loại: SVR - CV50, SVR- CV60, SV60, SVR L..., SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR20 và các sản phẩm latex cao su cô đặc dạng HA. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là nước ngoài, như Pháp Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Singapore, Malasia, Indonesia và Mỹ. Với chủ trương của các Công ty là sản xuất ra những mặt hàng khách hàng cần và thị trường mong đợi.

Trong các thị trường trên thì thị trường Trung Quốc chính là thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu sử dụng mặt hàng cao su tăng nhanh, mang tính ốn định và không khó tính, nên việc giao dịch mua bán qua thị trường này gặp nhiều thuận lợi, nhất là đối với sản phẩm SVR 3L, mủ ly tâm và các sản phẩm khác. Trong những năm qua, sản phẩm cao su của tỉnh xuất qua thị trường này với số lượng rất lớn chiếm gần 60% tổng sản lượng của của toàn tỉnh dưới 2 dạng là xuất khẩu trực tiếp theo đường tiểu ngạch và xuất khẩu qua trung gian. Tuy nhiên vấn đề khó khăn đối với thị trường Trung Quốc là các công ty vẫn chưa chủ động về giá cả và khách hàng, có thời điếm hút hàng thì có nhiều người đến tranh mua đấy giá lên cao nhưng có lúc sức mua chậm dẫn đến sản phẩm bị ứ đọng.

Đối với thị trường Nga và Đông Âu cũng là thị trường lớn, đòi hởi trường này là phải xây dựng được các mối quan hệ đầu mối tiêu thụ và phân phối đế tiến hành xuất khẩu trực tiếp. Riêng đổi với thị trường khu vực II (Tây Âu và Bắc Mỹ) là thị trường lớn nhất tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm SVR 10 và SVR 20.

Bảng 2.4: Tinh hình xuất khâu sản phâm cao su của Bình Phước giai

Nguồn: [24]

Mặc dù phần lớn sản phẩm cao su của tỉnh Bình phước là xuất khẩu, song các co sở chế biến mủ cao su, các công ty cao su cũng rất quan tâm đến thị trường trong nước, với phương châm hợp tác lâu dài, thủy chung.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w