trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi đế phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại, thị trường tài chính, đào tạo nguồn nhân lực... để trở thành cầu nối cửa ngõ lớn giao lưu kinh tế thế giới. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tháng 2/2004, thêm quyết định thành lập Tố chức điều phối phát triển kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm...đã thể hiện rõ sự quan tâm của Chính phủ đến vấn đề này.
Song, chương trình hành động cụ thế vẫn chưa được hoạch định bởi thiếu chính sách, cơ chế quản lý phối hợp. Mặc dù kinh tế đạt mức tăng trưởng khá (tăng bình quân 10,74%/năm), nhưng sự chuyến dịch cơ cấu nội bộ kinh tế vùng KTTĐPN nhìn chung vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt vấn đề nổi cộm nhất trong vùng KTTĐPN là thiếu một cơ chế phối hợp rõ ràng, chưa đảm bảo quy trình đế tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch từng địa phương với quy hoạch chung của vùng; chưa tạo được mối liên kết cần thiết trong phát triển sản xuất công - nông, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, mở rộng thị trường xuất khấu... Trong thời gian qua các nghị quyết và chủ trương đế phát triển vùng KTTĐPN chậm được triển khai, gặp khó khăn do bị chia cắt bởi theo địa giới hành chính nên chưa phát huy được lợi thế của vùng như một không gian kinh tế thống nhất. Những năm qua, mục tiêu và định hướng phát triến của các tỉnh trong vùng tương tự’ nhau, chưa thấy rõ sự phân công theo chức năng và lợi thế so sánh của tùng địa phương. Cụ thế đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp trong vùng phát triển tự phát ở mỗi tỉnh, thành, không theo quy hoạch tổng thế vùng, không gian phát triển bị cắt khúc phân đoạn bởi ranh giới hành chính.
Từng tỉnh, thành có quy hoạch tống thế phát triến KCN riêng, nhưng các tỉnh thành trong vùng kinh tế lại không có quy hoạch chung, không có quy hoạch định hướng của vùng, nên trong thu hút dự án đầu tư mà không