Về phương hướng sản xuất nguyên liệu nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 82 - 83)

Trong Quy hoạch tống thế phát triến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phuớc giai đoạn 2006 - 2020 nêu rõ quan điểm: Đẩy mạnh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo thế phát triển cân đối giữa sản xuất nông - lâm - ngu nghiệp trong khu vực I, xóa dần sự mất cân bằng trong nội bộ từng ngành: giữa trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp cũng như sự gắn kết giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến...Phát triển nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, nâng cao chất luợng sản phẩm, bằng việc chuyên môn hóa trong sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh đế khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh đó là: phát triển cây công nghiệp dài ngày (cao su, tiêu, điều)... [36, tr.l32-133].

Căn cứ vào lợi thế của mình, xác định đối với Bình Phuớc giai đoạn từ 2006 - 2020 ngành nông - lâm - ngu nghiệp vẫn đuợc xác định là ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu đó hiện nay, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh đã và tiếp tục phát triển theo hướng tập trung theo vùng chuyên canh lớn với tỷ suất hàng hóa cao, phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đối với sản phẩm của cây công nghiệp lâu năm, những sản phẩm mang tính chiến lược của tỉnh cũng như của quốc gia.

Đối với cây công nghiệp lâu năm chủ yếu cao su, cà phê, điều: phát triển theo chiều sâu, nâng cao sản lượng và chất lượng đáp ứng CNCBNSXK.

+ Cây cao su đến năm 2010 phấn đấu mở rộng diện tích 110.040 ha và năm 2020 là 134.122 ha.

+ Cây cà phê đến năm 2010 là 12.000 ha, năm 2020 giảm diện tích còn 9.705 ha

+ Cây điều năm 2010 giảm diện tích từ 171.723 ha năm 2007 xuống còn 165.092 ha, đến năm 2020 là 137.702ha [36, tr.133, 141].

Ngoài diện tích hiện tại về cao su, cà phê và điều hiện có thì diện tích trồng mới chủ yếu tập trung ở các 5 huyện Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long, Đồng Phú và Chơn Thành.

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: ưu tiên phát triển cây lúa, cây sắn. Với cây sắn mặc dù là cây chủ yếu trồng xen canh, song đế đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, diện tích cây sắn phấn đấu nâng diện tích từ 18.640 ha năm 2010 lên 20.000 ha năm 2020.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w