Những yếu tố tácđộng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 26 - 28)

1.2.3. Những yếu tố tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tế

Các nước trên thế giới ngày nay đứng trước xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sôi động. Nen kinh tế của mỗi quốc gia đang trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu, của thị trường toàn cầu. Trong quá trình ấy thì sự hợp tác, liên minh liên kết đế phát triển, cũng diễn ra sâu rộng hơn mà sự cạnh tranh đế tồn tại phát triến cùng diễn ra gay gắt quyết liệt. Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới sẽ tạo nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản của Việt Nam trong đó có nông sản của Bình Phước, nhưng nó cũng đặt các doanh nghiệp này trước nhiều vấn đề khó khăn mới.

Cùng với tiến trình tự’ do hóa thương mại và việc phá bỏ hàng rào thuế quan thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu sự bất bình đắng trong quan hệ mua bán với hàng hóa công nghiệp của các nước phát triển. Việt Nam xuất khẩu nông sản, mà phần lớn là nông sản chưa qua chế biến, còn các nước phát triển thì xuất khẩu hàng công nghiệp với hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao nên giá cánh kéo đã gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Mặt khác, độ co giãn của cầu với thu nhập đế đáp ứng nhu cầu hàng nông sản của thế giới có xu hướng giảm dần, vì vậy tất yếu nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam phải đối đầu với nhiều bất lợi. Theo đó chúng ta sẽ bị “thiệt kép”, vì việc bán hàng nông sản có giá cả thấp và mua

đầu tư vào nông nghiệp do tác động của yếu tố tụ1 nhiên cũng như sự bị động trong tiêu thụ sản phẩm...

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cho chúng ta cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới, tuy vậy, khi trở thành thành viên chính thức của WTO thì chúng ta cũng phải mở cửa cho hàng ngoại tràn vào, vì vậy các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh hơn về khoa học- công nghệ, về tiềm lực tài chính và tính chuyên nghiệp. Dự đoán chỉ tính riêng châu Á sẽ có khoảng 1 tỷ tấn nông sản sẵn sàng xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong điều kiện đó, nếu các doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước không đủ mạnh thì không thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của nước khác trên thị trường nội địa. Mặt khác các doanh nghiệp ngoài nước cũng không chỉ đưa sản phấm của họ vào Việt Nam, mà còn đầu tư vào lĩnh vục chế biến nông sản tại Việt Nam, cùng mua bán nguyên liệu và sản phẩm ngay trên thị trường Việt Nam, do đó cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng sẽ trở nên quyết liệt hơn. Tuy nhiên đây cũng là lúc đế có thế sàng lọc các doanh nghiệp, đế chỉ có những doanh nghiệp nào có trình độ quản lý tốt sẽ tồn tại được, còn những doanh nghiệp khác cũng có thể gặp khó khăn và cũng có thế phá sản.

Cũng phải nói rằng, tự do hóa thương mại sẽ tạo ra những biến đối sâu sắc trong kinh tế, thúc đấy họp tác giữa các quốc gia, khu vực với nhau, làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, các điều kiện, cơ hội phát triển đó không phải dành riêng cho một nước nào, mà là cho mọi nước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Điều đó có nghĩa là, các nước cùng chia nhau cơ hội, trong đó nước kém phát triển như Việt Nam sẽ chỉ giành được ít cơ hội hơn do sự chênh lệch về trình độ phát triển. Bên cạnh những thách thức mới thì Việt Nam còn phải loay hoay với những thách thức vốn có như: điếm xuất phát thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng

các nước đang phát triến khác do chưa phải là kinh tế thị trường...Điều đó đòi hởi chúng ta phải chấp nhận “luật chơi ” chung và tự’ sửa “luật chơi” cho phù hợp cam kết quốc tế, phải mở cửa thị trường trong nước, chấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài trên hầu hết các lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, nhân lực). Từ những phân tích trên cho thấy, cơ hội đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở Việt Nam chỉ mới là tiềm năng, còn thách thức đã là hiện thực, chừng nào các doanh nghiệp chưa vượt qua được sẽ bị loại bỏ.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 26 - 28)