Phát triển thị trưòmg tiêu thụ trên CO’ sỏ’ tố chửc và khai thác

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 96 - 99)

thác

tốt cả thị trưòmg trong và ngoài nưóc

Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát phát triển thị trường nước ta đến năm 2010 là: “sắp xếp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường nước ngoài, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu...”. Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Bình Phước cũng phải dựa trên cơ sở thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên.

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, muốn phát triến sản xuất hàng hóa nói chung, phát triến công nghiệp chế biến nông sản nói riêng, cần phải coi trọng ốn định và phát triến thị trường trong nước, mà chú ý khai thác nhu cầu của thị trường trong nước cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Trước mắt, có thể coi cạnh tranh ở thịt trường trong nước như một quá trình tập dượt cho hàng nông sản, nhất là nông sản chế biến của ta khi ra cạnh tranh với hàng nông sản ở thị trường khu vực và thế giới, về lâu dài, khi đã xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì tránh được tình trạng hàng ngoại thâm nhập cạnh tranh thắng hàng nội ngay ở thị trường trong nước, tránh được tình trạng “ thua ngay trên sân nhà”.

Đối với mủ cao su tù' trước đến nay xuất khấu sản phấm sơ chế vẫn là chủ yếu, và xuất khấu một phần lớn còn dưới dạng tiếu ngạch. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng thị trường xuất khấu chính ngạch đặc biệt là vào thị trường Mỹ, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch vì sự bất ổn về giá cả và phương thức thanh toán của thị trường này. Để phát triển tiềm năng thế mạnh về cao su, Bình Phước cần nhanh chóng đầu tư các cơ sở chế biến sâu, tạo ra những sản phâm có giá trị gia tăng cao đáp ứng như cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Hạt điều đã qua chế biến là một món ăn giàu chất dinh dường và mang hương vị đặc trung vốn được nhiều người ưa thích, song thời gian qua lượng nhân điều đã qua chế biến tiêu thụ ở thị trường trong nước là không đáng kế tù’ 1,81% đến 2,2% so với sản lượng điều nhân đã qua chế biến. Cụ thế là năm

1995 tiêu thụ trong nước là 600 tấn chiếm 2,2%, năm 2005 là 2.075 tấn chiếm 1,87%. Mặc dù sau 10 năm, lượng điều nhân tiêu thụ trong nước đã tăng lên 4,15 lần, song đây là con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến sổ lượng nhân điều qua chế biến tiêu thụ trong nước còn hạn chế là vì: Các doanh nghiệp ít quan tâm hoặc còn bỏ ngỏ thị trường nội địa; đầu tư quảng bá các sản phẩm còn hạn chế; phần lớn lượng nhân điều tiêu thụ trong nước chất lượng thấp không đạt tiêu chẩn xuất khẩu; bao bì nhãn mác ít hấp dẫn; đặc biệ là chưa có thương hiệu nổi tiếng...

Thị trường tiêu thụ nội địa đối với nhân điều qua ché biến là rất lớn, vì vậy đây là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp có thế khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Đe làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải làm tốt các khâu: nâng chất lượng sản phẩm và bao bì đóng gói tiện dụng, hấp dẫn người tiêu dùng; tăng cường tiếp thị sản phấm, mở rộng mạng lưới bán hàng;

Đối với việc phát triển thị trường nước ngoài, quan điếm của Đảng ta là chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở ra các thị các thị trường mới. Theo quyết định số 266/2003/ỌĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 17/12/2003 về “Đe

án phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2004 - 2005, các thị trường

trọng điếm cần xúc tiến thương mại mạnh mẽ là Mỹ, EU (các nước cũ và mới) Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nga, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh. cần tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là đối

với mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số ít thị trường hay một khu vục thị trường như chè, rau quả, cao su.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Bình Phước là cao su, nhân điều và tinh bột sắn, thị trường tiêu thụ thế giới là rất lớn. Hiện nay tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp đối với các sản phẩm này là còn hạn chế, phần lớn là xuất khẩu qua trung gian, vì vậy trong thời gian tới đế tăng tỷ trong xuất khấu trục tiếp, nâng cao kim ngạch xuất khâu, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần chú ý:

+ Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã bao bì, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất chế biến.

+ Tăng cường nghiên cứu thị trường nước ngoài, nắm vững quy mô, tiềm năng, giá cả, đặc tính thị trường...đế có sự lựa chọn thị trường phù họp

Mặt khác, ở tầm quản lý vĩ mô thuộc chức năng của Chính phủ, cũng cần có biện pháp tích cực nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các địa phương tăng cuờng khả năng xuất khấu các sản phâm nông nghiệp. Cụ thế là hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn của quỹ hỗ trợ xuất khẩu còn gặp một số khó khăn do doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ theo quyết định hiện hành về đảm bảo tiền vay theo Quyết định số 133/QĐ - TTg ngày 10/9/2001. Do vậy, Chính phủ cần bố sung Quyết định số 133 theo hướng nới lỏng các quy định đảm bảo tiền vay, có định hướng U’U tiên cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, được địa phuơng và Hiệp hội ngành xác nhận

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 96 - 99)