Quy hoạch phát triến công nghiệp chế biến nông sản còn thiếu đồng bộ, công suất huy động thực tế thấp

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 74 - 77)

thiếu đồng bộ, công suất huy động thực tế thấp

Qua quá trình phát triển của công nghiệp chế biến nông sản của Bình Phước nói chung chế biến nông sản xuất khẩu nói riêng cho thấy công tác quy hoạch các vùng, tiếu vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với phát triến công nghiệp chế biến còn rất chung chung, nặng về chủ quan. Các vùng sản xuất chưa được nghiên cứu cẩn thận và thiếu rõ ràng, chi tiết nên khó có thế hướng dẫn người sản xuất trong quyết định đầu tư phát triển cây trồng có hiệu quả, tạo vùng nguyên liệu năng suất cao, đồng đều, bền vũng đế cung cấp ốn

thực tế đã tồn tại tình trạng nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy vừa thừa vừa thiếu.

Quy hoạch vùng nguyên liệu không đi đôi với xác lập công suất chế biến của nhà máy và cơ sở chế biến về số lượng và không gian lãnh thố họp lý về đế tổ chức sản xuất nguyên liệu và quy trình chế biến. Việc đầu tư sản xuất chỉ chạy theo lợi ích trước mắt mà không thấy hết hậu quả lâu dài, đầu tư chỉ chạy theo phong trào chứ chưa lường hết được khó khăn, rủi ro có thế xảy ra. Việc tính toán các dự án đầu tư thiếu chuẩn xác, việc tố chức thực hiện yếu kém cả trong xây dựng nhà máy, phát triến vùng nguyên liệu và vận hành sản xuất. Những năm gần đây do ngành điều làm ăn có hiệu quả thì hàng loạt nhà máy đủ các kiểu phát triển rất nhanh, ngoài các cơ sở chế biến có đăng ký, còn có sự góp mặt của hàng trăm lò chẻ tư nhân lớn nhỏ vượt ra khỏi tầm kiếm soát của cơ quan chức năng. Điều đó đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu tại chỗ, cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu, gian lận, trốn thuế...

Sự phát triển các cơ sở chế biến tinh bột sắn cũng tương tự, năm 2003 có 8 nhà máy hoạt động, năm 2004 có thêm 4 nhà máy được xây dựng mới, nâng tống số nhà máy chế biến bột mì của tỉnh lên 12 nhà máy. Do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên cuối năm 2005 có 2 nhà máy ngưng sản xuất và năm 2006 có 5 nhà máy nữa cũng trong tình trạng thiếu nguyên liệu nên buộc phải đóng cửa. Hiện nay chỉ còn lại 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động, nhưng thiếu nguyên liệu vẫn xảy ra.

Đối với công nghiệp chế biến cao su thì hoàn toàn ngược lại, do diện tích

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do việc quy hoạch xây dựng các dự án đã không tính toán đến những yếu tố phát triến vùng nguyên liệu. Quy hoạch chưa cụ thế, chưa xuất phát từ những nghiên cứu cấn thận về các nguồn lực tự nhiên sẽ phải khai thác trong quá trình phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến đi kèm. Chưa có các thiết chế về triến khai quy hoạch đế kiểm soát quá trình thực hiện, thiếu các điều kiện cần thiết giúp người sản xuất thực hiện quy hoạch. Ví dụ: quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa nông sản chủ yếu như cao su, điều, cà phê...đã được úy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, nhưng giống cây trồng chất lượng cao đế cung cấp cho người sản xuất lại chưa được chuẩn bị. Tình hình đó dẫn đến người sản xuất sử dụng giống tùy tiện, chất lượng thấp, không đảm bảo tạo sản phẩm nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cho chế biến sau này.

Chưong 3

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 74 - 77)