CNCBNSXK
Thiếu nguyên liệu đang là tình trạng phố biến của các nhà máy chế biến hạt điều và tinh bột sắn xuất khẩu của Bình Phước. Trong những năm qua, sự phát triển thêm các doanh nghiệp chế biến thuộc nhiều thành phần đã làm phức tạp hóa việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến trên cùng một vùng sản xuất. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy nằm trong vùng nguyên liệu mà vẫn thiếu nguyên liệu. Vì lẽ đó nhiều doanh nghiệp chế biến đang nằm trong tình trạng hoạt động không hết công suất. Có thế thấy rõ hơn những nghịch lý này trong một số ngành cụ thê như sau:
- Trong chế biến hạt điều, năng lực chế biến hiện tại của toàn bộ các nhà máy chế biến là 150.000 tấn/năm chưa kể gần một trăm lò chẻ tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhưng sản lượng hạt điều tối đa của tỉnh năm 2007 là 155.623 tấn. Neu nguồn nguyên liệu trên chỉ cung cấp cho các cơ sở chế biến hạt điều của Bình Phước thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy. Tình trạng trên do việc đầu tư xây dựng cơ sở chế biến điều tự’ phát, thiếu định hướng, thiếu quản lý và điều tiết chung. Từ năm 2000 do hàng loạt cơ sở chế biến hạt điều ra đời đã tạo ra sự mất cân đối giữa năng lực chế biến và nguyên liệu tại chỗ.
Thực tế là các nhà máy chế biến hạt điều đã hoạt động trong tình trạng thiếu nguyên liệu trong nhiều năm qua, riêng năm 2007 có 10 doanh nghiệp chế biến hạt điều của Bình Phước phải nhập hạt điều thô với một lượng tương đối lớn (8.439 tấn). Thiếu nguyên liệu đế sản xuất cũng là tình trạng chung của các nhà máy chế biến hạt điều trên cả nước. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khấu khoảng 100.000 tấn điều thô với giá cao. Nguyên liệu
tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An... đã tới Bình Phước thu mua hạt điều thô mỗi khi mùa vụ tới với số lượng lớn (chiếm khoảng 40% tống sản lượng hạt điều toàn tỉnh). Việc hàng loạt các doanh nghiệp ngoài tỉnh đố xô về mua nguyên liệu không những làm thiếu hụt nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến điều của tỉnh mà còn gây ra nhiều vấn đề phức tạp, làm náo loạn trong mua bán và chế biến hạt điều. Theo kết quả kiếm tra của tỉnh cho thấy nhiều cơ sở thu mua điều trong tỉnh rồi bán lại cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh, sau đó lại nhận nguyên liệu ngược trở về đế gia công, nhưng các doanh nghiệp đã không nộp thuế cho tỉnh mà còn xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Như vậy tỉnh vừa thất thu thuế trên địa bàn mà các tỉnh khác còn mất tiền hoàn thuế cho doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp chế biến của tỉnh phải chấp nhận nhận thu mua điều với giá cao nhưng không đảm bảo chất lượng qua thương lái.
Trước tình trạng thiếu nguyên liệu nhiều cơ sở chế biến hạt điều của tỉnh chỉ hoạt động khoảng 60 - 70% công suất, nhiều cơ sở nhỏ thiếu vốn không thể dự trữ nguyên liệu nên chỉ hoạt động cầm chừng theo mùa vụ, một số khác phải đóng cửa.
Thiếu nguyên liệu cũng là tình trạng của các nhà máy tinh bột sắn của tỉnh. Với chủ trương coi CNCB tinh bột sắn là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn lần lượt ra đời. Thời điểm năm 2005 có tới 12 nhà máy, nhưng do diện tích trồng sắn giảm dần, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu sản xuất buộc phải đóng cửa. Hiện nay trên địa bàn Bình Phước còn 3 nhà máy tinh bột sắn hoạt động, đế đảm bảo nguyên liệu hoạt động các nhà máy phải gom nguyên liệu từ các tỉnh
doanh nghiệp vẫn hoạt động trong tình trạng thiếu nguyên liệu, phải hoạt động theo mùa vụ.
Ngược lại với tình trạng trên là vấn đề tiêu thụ không hết nguyên liệu mủ tươi của các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước.Trước năm 2000, cả tỉnh có 6 xí nghiệp chế biến mủ cao su hoạt động với công suất 70.000 tấn/năm. Trước xu hướng phát triển mạnh của cao su tiếu điền, sản lượng mủ cao su tăng liên tục, với công suất hiện tại các nhà máy không thế tiêu thụ hết lượng mủ trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, trong những năm gần đây, 5 nhà máy chế biến mủ của 5 công ty cao su thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam và 01 nhà máy chế biến mủ tư nhân được xây dựng thêm nâng tổng số nhà máy chế biến mủ cao su của tỉnh Bình Phước lên 12 nhà máy với công suất 140.000 tấn. Như vậy tới thời điếm hiện nay tạm thời các nhà máy đã chế biến hết lượng mủ sản xuất tại chỗ.