Chế biến hạt điều

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 54 - 60)

Hiện tại chế biến hạt điều ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc tách bóc hạt điều thô thành nhân điều, bóc vỏ lụa, hấp nhiệt và đóng gói. Việc chế biến quả điều ra các sản phẩm khác chưa được chú ý nhiều. Trên thế giới cũng chỉ có một số nước như Ãn Độ, Braxin và một vài nước ở châu Phi đã có nghiên cứu chế biến dầu vỏ điều, nhựa điều, xi rô điều và một số sản phẩm

từ quả điều...,tuy nhiên cũng chưa phải là phổ biến. Ớ Ân Độ cũng mới chỉ có

Ớ Bình Phước, từ khi cây điều có thị trường xuất khấu thì công nghiệp chế biến cũng bắt đầu phát triển. Đây là lĩnh vực được xem là chủ lực trong công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu của tỉnh. Thời gian qua đã có sự đầu

tư phát triến mạnh nên số lượng cơ sở chế biến có xu hướng tăng lên. Năm 2002 cả tỉnh chỉ có 33 cơ sở với tống công suất 25.230 tấn hạt/năm thì đến năm 2004 đã tăng lên 73 cơ sở. Các cơ sở chế biến lúc đó chỉ chỉ tập trung ở các huyện nhiều nguyên liệu như Bù Đăng, Phước Long. Hiện nay Bình Phước đã có trên 91 cơ sở với tổng công suất hơn 150.000 tấn/năm. Các cơ sở

chế biến hạt điều đâ phân bố hầu hết các huyện trong tỉnh (7/8 huyện thị của tỉnh), trong đó tập trung nhiều nhất vẫn là các huyện có sản lượng điều cao trong tỉnh và thị xã Đồng Xoài, đây là một thuận lợi giúp nông dân nhanh chóng và tiện lợi trong việc tiêu thụ hạt điều điều thô. Trong tổng số 91 cơ sở chế biến hạt điều đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở có công suất thiết kế lớn hơn 5.000 tấn hạt/ năm, 84 cơ sở có công suất thiết kế nhở hơn 5.000 tấn hạt/ năm, với tống công suất khoảng 130.000 tấn hạt/năm. Với công

suất thiết kế như vậy thì nguồn nguyên liệu tại chỗ đảm bảo cung cấp cho các cơ sở chế biến một cách ốn định. Nhưng thực tế lại không phải thuận lợi như vậy, bởi khâu thu mua nguyên liệu còn gặp không ít khó khăn.

Thu mua hạt điều là khâu thứ hai trong chuỗi 4 khâu từ sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng khâu thu mua thường chưa được coi trọng mà chủ yếu do thương lái đảm nhận. Thương lái là người thu gom hạt điều từ nông dân rồi mới bán lại cho doanh nghiệp chế biến. Hình thức thu gom thông qua thương lái đã xuất hiện tù' lâu và phát triến

bộ tại tỉnh Bình Phước hiện nay có hơn 1.000 thương lái đang hoạt động. Hoạt động thu mua hạt điều phố biến theo các kênh tiêu thụ sau:

Kênh 1: Nông hộ trồng điều - Thương lái thu gom - Đại lý thu mua - Doanh nghiệp chế biến hạt điều.

Kênh 2: Nông hộ trồng điều - Thương lái thu gom - Trạm thu mua điều của doanh nghiệp.

Kênh 3: Nông hộ trồng điều - Thương lái thu gom - Đại lý thu mua - Doanh nghiệp chế biến hạt điều.

Nhìn chung khâu thu mua hạt điều thường trải qua trung gian mới đến cơ sở ché biến, nên đã làm tăng giá nguyên liệu. Hiện nay chưa có một doanh nghiệp nào thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 80/ỌĐ - TTG. Việc thu gom nguyên liệu thông qua nhiều khâu trung gian đã làm tăng chi phí đầu vào, hơn nữa hiện tượng tranh mua - tranh bán, đã tạo ra “thị trường ảo” cho cả người trồng điều và doanh nghiệp chế biến. Đã xuất hiện tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất làm giảm chất lượng hạt điều nguyên

liệu, việc mua bán “lòng vòng” vào những năm mất mùa được giá. Theo kết quả của tố kiếm tra của tỉnh năm 2007, ngoài 91 cơ sở thu mua và chế biến hạt điều có đăng ký trên địa bàn tỉnh, còn có hàng trăm đại lý thu mua hạt điều cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh khi mùa vụ tới.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do mối liên kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến chưa được xác lập vũng chắc, chưa hình thành trên cơ sở chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý, đặc biệt thiếu vai trò điều hành quản lý tù' các cơ quan chức năng. Việc mua bán diễn ra theo cách tự phát, vai trò của Nhà nước và hiệp hội cây điều Bình Phước chưa phát huy tác dụng. Sự

hoàn thiện nhân điều Bảo quản và xuất khẩu Hút chân không, đóng gói sản Thanh trùng để làm sạch đảm bảo VSATTP

máy. Để có được nguyên liệu nhiều cơ sở đã phải chấp nhận mua nguyên liệu với giá cao hơn giá Hiệp hội cây điều đã thống nhất, vì vậy nguy cơ thua lỗ rất cao, rõ nét nhất là mùa vụ năm 2006 và năm 2007.

Sự tăng lên về lượng nhà máy chế biến điều và công suất chế biến của các nhà máy được coi như là một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế trong việc xuất khâu hạt điều nhân chế biến so với xuất khấu hạt điều thô trước đây. Điều này cũng phản ánh đúng chiến lược xuất khấu nông sản của Bình Phước hiện nay.

Sơ đồ 2.1: Công đoạn và dây chuyền thiết bị chế biến nhân điều xuất khẩu Hạt điều thô nguyên liệu Hấp hơi nước bão hòa Thủ công

Công đoan 2: Hoàn thiện sản phẩm nhân điều xuất khẩu

Thù công Thủ công -băng

giới

Hiện nay Bình Phước đã có 6 cơ sở chế biến sản phấm nhân điều ăn liền, bao gồm nhân điều rang muối, nhân điều gia vị, nhân điều hương tỏi, nhân điều WASABI, kẹo nhân hạt điều, kẹo nhân hạt điều thập cẩm,...Với tống công suất thiết kế là 9.360 tấn /năm. Ngoài các cơ sở chế biến nhân điều, Bình Phước còn có một cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều dùng trong công nghiệp. Đây là cơ sở đầu tiên của Bình Phước đi tiên phong trong lĩnh vực này nhưng công suất còn ở mức khiêm tốn.

Có thế nói những năm gần đây các cơ sở chế biến điều của Bình Phước đã có những bước đi phù hợp trong việc lựa chọn công nghệ sản xuất. Hầu hết các cơ sở đã áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị chủ yếu được chế tạo trong nước, với giá thành rẻ chỉ bằng 1/3 - 1/4 so với thiết bị cùng chức năng cũng như công suất nhập khẩu tù' nước ngoài, thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ thao tác, phù họp với tập quán lao động của người Việt Nam. Đây chính là lợi thế và cũng là lý do lý giải việc gia tăng số lượng và công suất thiết kế của các cơ sở chế biến điều xuất khấu.

Từ năm 1990 đến năm 2007, các cơ quan nghiên cứu, các nhà máy chế tạo thiết bị, cơ sở chế biến điều liên tục cải tiến thiết bị - công nghệ, nhưng chỉ dừng lại ở mức thiết bị - công nghệ kết họp: cơ khí - nửa tự' động hóa - tự' động hóa và thủ công. Thủ công được thực hiện ở 4 khâu: cắt, tách vỏ cứng, cạo vỏ lụa, phân loại màu sắc nhân điều và phân loại nhân điều theo kích thước, trong đó khâu cắt tách nhân hạt điều và bóc vỏ lụa việc khó khăn nhất của chế biến điều hiện vẫn chưa có thế thực hiện bằng máy. Cơ giới khâu này hiện tại chưa thực hiện được do đó đế đảm bảo yêu cầu về thu hồi sản phẩm, các doanh nghiệp đã sử dụng lao động thủ công, một mặt tạo được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn, mặt khác đảm bảo tỷ lệ nhân

2000 19.214 4.4802001 19.396 5.994 33,79 2001 19.396 5.994 33,79 2002 61.919 9.420 33 25.230 57,16 2003 69.032 13.156 39,66 2004 98.130 19.421 73 130.000 47,62 2005 114.98 21.353 9,94 2006 110.05 23.831 127 180.100 11,60 2007 115.62 29.192 91 150.000 23,49 2000 - 2007 31,89

cạnh tranh trên thị trường thế giới. Song do lạm dụng lao động nên đây cũng là thách thức lớn đối với các cơ sở chế biến điều xuất khấu. Ngoài 4 khâu thực hiện thủ công thì các khâu còn lại đã được cơ giới. Trong các khâu cơ giới thì khâu xử lý hạt điều bằng công nghệ chao dầu hoặc xông hơi nước bão hòa điều thô trước khi cắt tách vỏ cứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, màu sắc nhân điều nhất. Đây cũng là khâu dễ gây ô nhiễm môi trường bởi hơi dầu dễ phát tán vào không khí. Hiện toàn tỉnh có 80% cơ sở chế biến hạt điều sử dụng công nghệ xử lý hạt bằng chao dầu, chỉ có 20% cơ sở xử lý hạt bằng công nghệ xông hơi nước bão hòa. Công nghệ chao dầu có chi phí thấp song ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng công nghệ xử lý hạt bằng xông hơi nước bão hòa sẽ giảm thiếu ô nhiễm môi trường, vốn đầu tư thiết bị cũng không quá đắt và lắp đặt vận chuyến dễ dàng bằng thiết bị công nghệ chế tạo trong nước, song hiện tại, hầu hết cơ sở chế biến điều của tỉnh còn ở quy mô nhỏ, hoạt động phân tán, công suất thiết kế không lớn, lại gặp nhiều khó khăn trong khâu nguyên liệu, vốn... vì vậy trước mắt chưa thế thay thế công nghệ chao dầu bằng công nghệ xông hơi nước bão hòa.

Theo Báo cáo “Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản trong công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn” của Cục chế biến Nông - Lâm sản và Nghề muối, đánh giá về dây chuyền thiết bị - công nghệ chế biến điều ở nước ta như sau: Chế biến điều ở nước ta ngoài 2 khâu cắt tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa đang còn thủ công, các khâu khác đã áp dụng cơ khí; tuy nhiên mức độ hiện đại của tất cả các khâu còn hạn chế. Vì vậy tổng quát mà nói thiết bị - công nghệ chế biến ở nước ta hiện nay vẫn là thủ công - lạc hậu. Song với công nghệ và thiết bị chế biến hiện nay có ưu điểm là tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao đạt khoảng 85- 90%, trong khi áp dụng cơ giới như Braxin, Ân Độ, tỷ lệ nhân nguyên chỉ 60%; Công nghệ đầu tư vốn thấp, nhanh thu hồi vốn; tạo được nhiều việc làm cho lao động phổ thông công nghệ chế biến điều Bình Phước, ngoài một số cơ sở chế biến có công suất lớn và đã đạt chứng chỉ ISO, HACCP thì đa phần sổ cơ sở chế biến nông sản còn lại cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước. Dưới đây là sản lượng chế biến điều Bình Phước giai đoạn 2000 - 2007.

Nguồn: [4], [5] và [28, tr.43]

Mặc dù sản lượng chế biến có tăng song tăng không nhiều, tăng không tương xứng với khả năng mức tăng nguyên liệu. Nhất là từ năm 2005 trở lại đây mức tăng trưởng của công nghiệp chế biến điều của Bình Phước đã chậm dần.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 54 - 60)