Về điều kiện tự nhiên và xã hội của Bình Phước

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 35 - 40)

Tỉnh Bình Phước có vị trí là vùng chuyến tiếp, nối liền vùng kinh tế trọng điếm phía Nam với các tỉnh vùng Tây Nguyên và Campuchia. Vì vậy việc đánh giá đúng tiềm năng, cũng như đặc điểm kinh tế của tỉnh và trong mối quan hệ với các vùng giáp ranh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu của tỉnh.

2.1.1.1. Thuận lợi

Bình Phước là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Konpongthom (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, tỉnh Karatie và tỉnh Mandunkiri (Campuchia).

Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa mưa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường kéo dài, lượng mưa dồi dào rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, điều...

Bình Phước có tổng diện tích tụ’ nhiên là 6.885,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) có 420.213 ha, chiếm 61,17% tống diện tích đất tự’ nhiên; và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884ha, chiếm 1,15% tổng

một lợi thế của Bình Phước mà không phải địa phương nào cũng có được. So với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điếm, đất đai của Bình Phước là loại đất sạch, dân cư phát triến chưa đều. Do đó, khi thành lập các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, chi phí giải phóng mặt bằng thấp, rất có lợi cho các nhà đầu tư.

Diện tích đất nông nghiệp của Bình Phước hiện tại là 448.763ha chiếm 65,45% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của Bình Phước tuyệt đại đa sổ là loại đất có chất lượng cao. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 6.01 lm2/người, gấp 4,62 lần so với vùng Đông Nam bộ (1.300m2/người). Rõ ràng Bình Phước là tỉnh có lợi thế về phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao su, điều, cà phê, tiêu; một số cây trông ngắn ngày như: bắp, sắn; thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, như: xoài, nhãn, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm... và còn rất thích hợp cho phát triển chăn nuôi các loại gia cầm, gia súc, đặc biệt là đại gia súc. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển CNCB và xuất khẩu.

Nước là một trong những loại tài nguyên quý giá góp phần tích cực vào sự phát triến kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói riêng, ở Bình Phước, nguồn nước mặt có hệ thống sông suối tương đổi nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có một sổ hồ, đập như: hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ, đập thủy điện cần Đơn, v.v. Nguồn nước khá phong phú có thế khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi phát triển CNCBNSXK.

nghiệp chế biến nông sản của địa phương, về điện có hai đường điện 500KV đi qua, có thủy điện Thác Mơ công suất 150MW, thủy điện cần Đơn công suất 72MW và thủy điện Srok Phu Miêng công suất 51MW. về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, điển hình là đường ĐT 741 trải dài tù’ Bắc xuống Nam tỉnh với chiều dài 135,8km, còn hai quốc lộ lớn (quốc lộ 13 đi qua tỉnh 79 km và quốc lộ 14 là 112,7 km) xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các địa phương trong cả nước, với nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tính đến nay, toàn tỉnh có 3.70,39 km đường các loại, trong đó đường nhựa chiếm 22,4%; có 169 chiếc cầu với tống tải trọng là 3.609,75md, trong đó cầu bê tông chiếm 56,05%. Đó là những lợi thế nối trội của tỉnh so với các tỉnh miền núi khác, làm tiền đề cho sự phát triến vững chắc về công nghiệp chế biến nông sản xuất khâu và tham gia tích cực vào sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Nguồn lực tự nhiên rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết đối với sự phát triến kinh tế - xã hội của Bình Phước nói chung, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nói riêng chính là nguồn lực con người. Dân số của tỉnh Bình Phước đến ngày 31/12/2005 là 823.936 người. Bình Phước có 41 dân tộc anh em cùng chung sổng trong đó có 40 dân tộc thiểu số với 152.727 người chiếm 18,54% dân sổ toàn tỉnh. Từ lâu, Bình phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất truyền thống anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, anh hùng trong lao động xây dựng quê hương, đất nước. Với tập quán và kinh nghiệm trong trồng và sản xuất cao su, điều...cùng với nguồn lực lao động dồi dào, kết cấu dân số trẻ chính là một lợi thế để Bình Phước bứt phá tạo ra sự phát triển mạnh về công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu của tỉnh và có những đóng góp nhất định trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc gia và quốc

Năm 1998, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập trên cơ sở Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chỉ đến năm 2003, Bình Phước mới trở thành thành viên chính thức. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển CNCB nông sản xuất khẩu của tỉnh trong hiện tại cũng như trong tương lai, giúp cho CNCBNSXK của tỉnh thế hiện rõ vai trò của mình trong tiến trình phát triến kinh tế của vùng cũng như cả nước.

Trước năm 2004, vùng kinh tế trọng điếm phía Nam gồm Thành Phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu - là vùng kinh tế động lực của của miền Đông Nam Bộ; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước trong suốt 15 năm (1991 - 2005). Từ năm 2004, địa giới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được Chính phủ mở rộng thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An (2004) và Tiền Giang (năm 2005). Như vậy, đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành Phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh, có diện tích tự' nhiên trên 30.000 km2 (chiếm 92% diện tích cả nước); dân số 14,7 triệu người (chiếm 17,75% dân số cả nước). Năm 2005, GDP toàn vùng chiếm 40% và GDP/người đạt 22 triệu đồng, gấp 2,4 lần so với mức bình quân chung của nước ta; kim ngạch xuất khẩu chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2005) và tăng trung bình 21,4% năm trong suốt giai đoạn 2000 - 2005 [37]. Vị trí vai trò của vùng kinh tế trọng điếm phía Nam vì vậy ngày càng khẳng định tầm quan trọng và là vùng kinh tế động lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa nền kinh tế cả nước.

Trong VKTTĐPN, Bình Phước có vị trí khá quan trọng trong việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong vùng và với nước bạn Campuchia. Với lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực...Bình Phước có thế mạnh về các cây cà phê, cao su, điều, tiêu, đậu tương, mía, thuốc lá. Riêng cây cao su,

chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Vì vậy VKTTĐPN là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phấm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong quá trình phát triến; ảnh hưởng của vùng này đến phát triến kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp chế biến nông sản nói riêng của Bình Phước là rất lớn.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm khoa học kỹ thuật vào loại lớn nhất cả nước, sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước. Bình Phước nằm cạnh Bình Dương, đây là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao trong cả nước, hiện nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở Bình Dương rất cao, trong thời gian tới sẽ rất cần địa điếm để bố trí các cơ sở công nghiệp, Bình Phước sẽ là nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư bổ trí các dự án phụ trợ sản xuất linh, phụ kiện cho các cơ sở lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh...

VKTTĐPN là vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lun giữa các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài. Hệ thống giao thông nối liền với các trục giao thông quan trọng của quốc gia khả năng có tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua trong tương lai. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, CNCBNSXK cũng như mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế của Vùng nói chung và Bình Phước nói riêng.

VKTTĐPN là hạt nhân của vùng Đông Nam bộ, có mối liên kết chặt chẽ với Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong VKTTĐPN, Bình Phước có thế phát huy được lợi thế của mình đế phát triển kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nếu có cơ chế phù hợp trong mối liên kết phát triển của vùng. Nhưng ngược lại, vị trí này cũng đặt

công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nếu thiếu sự liên kết vùng và thiếu quy hoạch phát tổng thể vùng nói chung.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w