Thị trường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 45 - 53)

xuất khẩu

Từ lợi thế về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, tập quán và kinh nghiệm sản xuất cho thấy nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, đế đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh, nhất là công nghiệp chế biến từ sản phấm nông nghiệp. Từ lợi thế sẵn có Bình Phước đã sớm hình thành được những vùng chuyên canh cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều... phục vụ nguyên liệu cho CNCBNSXK. Sau Đại hội VI của Đảng, nhất là tù’ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (3/1989) đã tạo động lực mạnh mẽ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp của tỉnh đi vào thâm canh tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Trong nhiệm vụ và phương hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, Nghị quyết VI của tỉnh Đảng bộ (nhiệm kỳ 1997 - 2000) đã xác định “Tạo sự chuyển biến mới trong đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến” [9, tr.31 ]. Điều đó cho thấy sự nhận thức đúng đắn của tỉnh về vai trò của công nghiệp chế biến nông sản trong việc thúc đấy sự phát triến, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Với tinh thần đó, sản xuất nông nghiệp được

liệu ốn định cho các cơ sở chế biến hiện có mà còn mở ra khả năng phát triến các cơ sở chế biến mới chuyên sâu.

Bình Phuớc vốn nổi tiếng là vùng chuyên canh lớn của cả nuớc về các loại cây công nghiệp giá trị cao như cao su, cà phê, điều.

- v ềcây cao su:

Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích trồng cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha vào năm 1920, đã tăng lên đến 480.200ha trên cả nước. Những số liệu ghi nhận được cho thấy việc phát triển mạnh mẽ cây cao su chỉ được bắt đầu từ sau năm 1975. Nhất là từ năm 1982, Nhà nước có chiến lược đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành cao su, và diện tích trồng mới đã tăng nhanh. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Àn Độ và Trung Quốc). Năm 2005 Việt nam đã vươn lên hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, đến năm 2006 là 690.000 tấn. Trong xu hướng phát triển thì cao su Bình Phước có tốc độ phát triển nhanh hơn cả.

về diện tích, Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), năm 2005 cả nước có khoảng 478.600 ha cao su, với tống sản lượng thu hoạch đạt 513.500 tấn, thì riêng Bình Phước có 102.678 ha cho sản lượng 120.000 tấn. Đen năm 2007, Bình Phước đã có trên 138.000 ha cao su, tăng gần 30.000 ha so với năm 2006. Nguyên nhân đế diện tích cao su tăng nhanh như vậy là do giá mủ cao su trong những năm gần đây tăng cao và vẫn giữ mức giá ổn định, nên nhiều hộ nông dân đã mua đất trồng cao su, mặt khác, một sổ hộ dân đã chuyến cây trồng không hiệu quả khác như tiêu, điều, cây ăn trái sang trồng cao su. Theo Sở Nông nghiệp và phát triến nông thôn tỉnh, trong tống số diện

lại chủ yếu là cao su tiểu điền. Việc trồng cao su đối với các nông hộ Bình Phước hiện đang là phong trào, vì vậy diện tích đang có xu hướng tăng nhanh. Diện tích cao su trồng mới đều tăng ở hầu hết các huyện trong tỉnh trong đó Bù

Đăng là huyện có diện tích trồng mới nhiều nhất.

về năng suất, gần đây do công tác nghiên cún giống mới năng suất cao đạt được nhiều kết quả nên giống mới bắt đầu được phổ biến rộng rãi. Neu trước đây, năng suất mủ bình quân chỉ đạt 1,59 tấn/ha, thì nay đã có nhiều nông trường và doanh nghiệp tư nhân, nông hộ đạt năng suất trên 2 tấn/ha, sản lượng đạt trên 131.188 tấn, tăng 4,2 lần so với các năm trước [8].

- v ềcây cà phê:

Bình Phước còn là một vùng có truyền thống trồng cây cà phê lâu năm. Mặc dù so với chất lượng cà phê vùng Tây Nguyên thì không thế bằng, song cũng có thể nói là “một chín một mười”. Mặc dầu là vùng thích hợp trồng cây cà phê, song so với cao su, điều thì cà phê không có khả năng cạnh tranh cao. Trồng cà phê đòi hỏi chi phí chăm sóc, tưới, phân bón cao hơn hẳn so với điều. Mặt khác giá cà phê liên tục mất giá trong những năm gần đây, trong khi đó điều lại được giá, còn cao su giá liên tục tăng. Đây cũng là lý do khiến người nông dân không yên tâm sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ cây cà phê đế trồng cao su, điều vì vậy diện tích cà phê ở Bình Phước giảm liên tục.

Mặc dù hai năm gần đây giá cà phê bắt đầu tăng, các hộ gia đình đã đầu

tư đế vực dậy số diện tích cà phê còn lại, năng suất cà phê tăng dần tù’ 0, 76 tấn/ha lên 1,12 tấn/ha, song do diện tích trước đây giảm nhiều vì vậy sản lượng thu được cũng giảm mạnh, theo đó công nghệ chế biến cũng chưa được đầu tư. Hầu hết lượng cà phê sau khi thu hoạch thường được phơi khô tại hộ gia đình, hoặc bán tươi ngay cho thương lái. Thương lái thu gom cà phê khô, xát vỏ và bán lại cho các đại lý ở Bình Dương hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

bằng phương pháp thủ công, công suất nhỏ, và sản phẩm chủ yếu cũng chỉ tiêu thụ trong tỉnh.

Mặc dù nổi tiếng với nhũng vùng chuyên canh rộng lớn về cao su, tiêu, điều, cà phê..., song có thế nói cho đến nay nông sản xuất khấu của tỉnh chủ yếu là xuất thô. Nói tới công nghiệp chế biến nông sản xuất khấu chỉ có thế kế đến là công nghiệp chế biến hạt điều và tinh bột sắn. Đây cũng là lĩnh vục ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong chiến lược phát triển CNCBNSXK của Bình Phước.

- v ềcây điều:

Điều là cây nguyên sản có nguồn gốc từ Đông Bắc Braxin. Cây điều được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVI. Trước đây, người nông dân chỉ trồng cây điều rải rác quanh vườn nhà, vườn đồi, điều chưa trở thành một cây có ý nghĩa kinh tế. Mãi cho tới những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, cây điều ở Việt nam mới được quan tâm chú ý phát triển, được trồng với quy mô khá lớn và tập trung. Những năm này được coi là mốc đánh dấu quá trình phát triển ngành điều ở nước ta, điều đã trở thành một cây kinh tế của ngành nông nghiệp. Điều là một loại cây có nhiều công dụng: Nhân điều-sản phấm chính của cây điều, là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều axít amin không thế thay thế đối với con người, sản phẩm xuất khấu có giá trị kim ngạch lớn. Điều là một loại cây trồng có nhiều điếm rất đáng chú ý. Nó là một loại cây bán hoang dại, dễ trồng, ít phải chăm sóc, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng khô, không kén đất, không tranh chấp đất với loại cây trồng khác, có sức chịu hạn và chịu cạn tốt, là cây phủ xanh đất trống đồi trọc rất tốt, có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ và cải thiện khí hậu môi trường sống.

Dầu vỏ hạt điều có nhiều công dụng trong công nghiệp chế biến thành các sản phẩm như sơn (dùng trong sơn mài, mỹ nghệ, đồ cách điện...), dầu đánh bóng gỗ, keo dán gỗ, cao su tổng hợp nhựa ép má phanh và bộ ly hợp trong các động cơ... Nhân hạt điều làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lượng dầu béo lớn (46,9%), đạm (21,2%), bột đường (22,3%) và nhiều loại sinh tố có giá trị mà nhiều loại nông sản khác không có được. Chẳng hạn về cung cấp năng lượng nhân điều vượt xa các loại ngũ cốc và hoa quả. Một kg nhân hạt điều cung cấp 6.000 Kcal năng lượng, trong khi đó ngũ cốc là 3.600 Kcal/kg, thịt 1.800 Kcal/kg, hoa quả khác 650 Kcal/kg [18].

Thân cây điều còn dùng lấy gỗ đóng thuyền, làm đồ gia dụng, vỏ hạt điều có thế dùng làm ván ép, nhựa cây điều dùng làm gôm thay keo dán, làm vécni, vỏ cây chứa nhiều tamin (4-9%) có thể chiết xuất đế sử dụng trong nghề thuộc da hoặc làm mực không phai màu.

Điều là cây phủ xanh đất trổng đồi trọc có nhiều ưu việt, cây bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất, khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy chỉ sau khoảng 3-4 năm trồng trên loại đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn, với cự ly 5m X 5m, điều đã khép tán và cho một lóp lá mục

khá dày trên mặt đất. Nhờ vậy, lý hóa tính của đất được cải thiện, hàm lượng chất hữu cơ, một số chất vô cơ, muối khoáng tăng lên đáng kế.

Cây điều và các sản phấm của nó vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị hàng hóa lớn như vậy, nên nó được nhiều nước quan tâm. Trên thế giới hiện nay có tới 50 nước thuộc vùng nhiệt đới trồng điều, với khoảng 1,5 triệu ha, đạt sản lượng trên 1 triệu tấn hạt thô/năm. Các nước xuất khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Việt Nam, Ân Độ, Brazil...Lượng điều nhân xuất khẩu trên thế giới đạt trên 150.000 tấn năm 1998 và năm 2005 là 250.000 tấn.

3.SL (tấn) 19.2 14 69032 98 130 114.985 110.053 155.623 33,76 Sắn 18.0 56 24.735 24059 22.152 23.166 24.955 5,45 3.SL (tấn) 372. 456 539942 527.970 493.810 505.867 553.869 14,75 3.SL (tấn) 67 000 92.505 110.562 131.386 131.088

diện tích trồng điều cả nước ta năm 2005 là gần 400.000 ha. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng hạt điều, hiện nay cây điều đã đóng vai trò trọng yếu trong các mặt hàng nông sản xuất khấu chủ yếu của nước ta. Năm 2007, Việt Nam đã vượt qua Ân Độ giữ vị trí số một thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt điều.

Ớ nước ta, cây điều được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nằng trở vào, phân bố sản xuất không đều do điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, trong đó điều kiện đất đai và khí hậu giữ vai trò chính. Diện tích cây điều tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung - chiếm tới trên 90% diện tích điều cả nước. Tỉnh có diện tích điều lớn nhất hiện nay là Bình Phước (47%), Đồng Nai (20%), Bình Dương (7%) và Đồng Nai, Ninh Thuận (3,4%) và Bình Định (2,8%) [5], [4].

Cây điều là một loại cây dễ trồng, có giá trị kinh tế, không kén đất. Điểm đặc biệt đáng kể làm cho cây điều có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn đổi với cây trồng khác trong thời gian qua đó là mức độ đầu tư và chi phí hàng năm trên một đơn vị diện tích gieo trồng đều thấp. Đây là yếu tố tích cực, là lợi thế hơn hẳn của cây điều so với các cây trồng lâu năm khác. Với lượng vốn đầu tư ban đầu chỉ bằng 1/2 so với đầu tư cho cây cao su hay cây cà phê. Chính vì có những ưu thế như vậy nên cây điều ngày càng được người dân quan tâm phát triển. Những năm gần đây hạt điều được giá, diện tích trồng điều ngày một tăng lên rõ rệt.

Bình Phước là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân lại có kinh

nghiệm sản xuất điều lâu năm vì vậy diện tích cây điều tăng lên đáng kế. Cây điều từ chỗ là cây “xóa đói giảm nghèo” nay đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh. Hiện nay Bình Phước là tỉnh có vùng nguyên liệu hạt điều lớn nhất trong cả nước.

Bàng 2.1:Diễn biến diện tích - năng suất - sản lượng cây điều và cây sắn (mì) từ năm 2000 đến năm 2007

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006, 2007 tỉnh Bình Phước [34].

Từ 2000 - 2007, diện tích điều trồng mới liên tục tăng trung bình mỗi năm 13,62%, từ 70.524 ha lên 171.723 ha, đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 2007. Diện tích điều phân bố ở khắp các huyện thị trong tỉnh và hầu hết đều tăng, những vùng đất xấu, đất dốc đều được đầu tư trồng mới. Khâu đầu tư thâm canh cũng từng bước được quan tâm thực hiện, các biện pháp kỹ thuật canh tác điều được chú trọng. Từ năm 2001 đến năm 2007 tỉnh đã đưa 5.400.000 cây giống điều mới - giống điều năng suất, chất lượng tốt của Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (PN1, LG1, CHI, MH4/5 và MH5/4) vào sản xuất (25.000ha), chiếm 14% tống diện tích trồng điều. Chính

Từ 2000 - 2007, tốc tộ tăng năng suất bình quân là 16,49%/năm, từ 0,43 tấn/ha lên 12,83 tấn/ha (gấp 3 lần). Đây cũng là năng suất điều đạt mức cao của thế giới (gấp khoảng 2 lần năng suất bình quân của thế giới và gấp 1,5 lần bình quân của cả nước) [34, tr.45].

Do diện tích và năng suất điều đều tăng nên sản lượng hạt điều cũng tăng qua các năm. Giai đoạn 6 năm (2000 - 2006 sản lượng hạt điều liên tục tăng với tốc độ bình quân 33,76% (sản lượng tăng tuyệt đối 2006/2000 là 90.839 tấn, gấp 5,7 lần so với năm 2000). Năm 2005 sản lượng hạt điều cao nhất 114.985 tấn (chiếm khoảng 48,24% sản lượng điều của cả nước. Đặc biệt

là năm 2007, sản lượng điều thô đạt 155.623 tấn chiếm 44% sản lượng điều thô của cả nước [34, tr.46]. Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến hạt điều của tỉnh. Đen nay cây điều đã dần khẳng định vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp Bình Phước. Điều là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị, giải quyết việc làm, phủ xanh đất trồng đồi trọc và bảo vệ

môi trường sinh thái. Bình Phước hiện là tỉnh sản xuất và xuất khấu điều lớn nhất trong cả nước.

- v ềcây san:

Cây sắn là cây lương thực ưa ấm, nó bắt nguồn gốc tù’ lưu vục sông Amazone Nam Mỹ. Đen thế kỷ XVI mới được trồng ở châu á và châu Phi. Ớ nước ta sắn được trồng ở khắp nơi tù' Nam chí Bắc nhưng do quá trình sinh trưởng và phát dục của sắn kéo dài, sắn giữ đất lâu nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc bộ như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình...là có điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.

Hiện nay, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phấm của hơn 500 triệu người. Nước có sản lượng sắn

Nam đứng thứ 10 về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới. Tại Việt Nam, sắn được canh tác phố biến ở hầu hết các tỉnh. Diện tích sắn trồng nhiều

nhất ở Đông Nam bộ và Tây nguyên.

Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng gia tăng, nhất là tại

các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, bên cạnh có thị

trường tiêu thụ sắn khô truyền thống là EU và Mỹ. Trong đó, sắn khô chủ yếu

làm lưong thực và thức ăn gia súc. Tinh bột sắn nhiều công dụng, ngoài ngoài

việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lóp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy. Đồng thòi tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mì chính, sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh và chế biến các thực phâm khác như bánh phở, hủ tiếu, mỳ sợi...

Nhận rõ hiệu quả kinh tế của cây sắn đem lại, nhiều tỉnh đã mở rộng diện tích trồng sắn và xây dựng nhiều nhà máy chế biến, nhất là những năm gần đây sắn liên tục được giá, trồng sắn có lãi vì vậy người nông dân yên tâm

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 45 - 53)