Những đặc điếm kinh tế của Bình Phước

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 40 - 45)

Tỉnh Bình Phước được tái lập tù’ ngày 01/01/1997, với xuất phát điếm kinh Từ - xã hội rất thấp - GDP mới chỉ đạt được 926,1 tỷ đồng, tính bình quân đầu người đạt 2,2 triệu đồng/ năm, cơ cấu kinh Từ chủ yếu là nông nghiệp 73,57%, Công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp - 3,41% và 23,02%, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư nhiều...

Sau 10 năm tái lập, Bình Phước đã vươn lên đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12,75%, đứng thứ 3 trong 8 tỉnh thuộc VKTTĐPN, tỷ trọng công nghiệp đã đạt 18,50%, dịch vụ 28%, nông nghiệp 53,5%, 100% xã, phường đã có điện lưới quốc gia và 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, bưu chính viễn thông cũng đã có bước phát triển đáng kể.

về nông nghiệp, đã bắt đầu hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh với quy mô lớn - Đen cuối năm 2006 diện tích cây lâu năm đạt 268.434 ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là 252.551 ha, toàn tỉnh có 5.527 trang trại với vốn đầu tư 1.815,4 tỷ đồng. Kinh tế trang trại là một thế mạnh của Bình Phước trong VKTTĐPN. Các trang trại của tỉnh Bình Phước tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, như: cao su, điều, cà phê, cây ăn quả, đại gia súc, heo, đà điểu...Nông nghiệp Bình Phước đã góp phần quan trọng trong việc đưa các sản phẩm cao su, điều, tiêu đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và chất lượng, đã tạo được lợi thế trong sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.

về công nghiệp, năm 2007 đã đạt tổng giá trị sản xuất là 2.471,76 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt được như vậy là nhờ các mặt hàng chủ yếu vốn là thế mạnh của tỉnh như: điện, hạt điều, tiêu, cao su, tinh bột mì... Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là 741,73 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước là 1.214,05 tỷ đồng; khu vục có vốn đầu tư nước ngoài 494,1 tỷ đồng. Công nghiệp chế biến đạt 1.733,8 tỷ đồng. Năm 2006 toàn tỉnh có

sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho 21.606 lao động. Các sản phẩm do ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Bình Phước ngày nay tạo ra khá đa dạng như: hạt điều nhân, tinh bột mì, may mặc, dày da, vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí...

Trong năm 2006, có 240 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn là 594.010 triệu đồng. Việc thu hút đầu tư đạt được hiệu quả cao là do các ngành chức năng trong tỉnh đã bỏ một số thủ tục không đúng quy định, hồ sơ được đơn giản hóa, thời gian cấp phép được giảm xuống, kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện [35].

Công nghiệp Bình Phước đã tạo nên sự phát triến bứt phá trong những năm gần đây. Sự phát triến đó đã bộc lộ vị thế của địa phương, góp phần làm tăng khả năng kinh tế trong vùng và trên cả nước.

về thương mại và dịch vụ, đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 19.141 cơ sở dịch vụ, chủ yếu là kinh tế tư nhân, giải quyết việc làm cho 28.778 lao động. Tống mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong năm 2006 đã thực hiện được 4.161,27 tỷ đồng. Trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh (cao su, điều, tiêu, tinh bột mì...) đã góp phần thực hiện 270.927 ngàn USD

về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của địa phương, hiện nay là 13 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 1.162 tỷ đồng, trong đó chỉ có một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến hạt điều xuất khẩu.

Kinh tế tư nhân, đến năm 2006 toàn tỉnh có 1.586 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, trong đó có 91 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vục chế biến hạt điều, 1 doanh nghiệp sản xuất ván ép tù’ gỗ và bã vỏ hạt điều, 1 doanh nghiệp chế biến dầu cao su, 1 doanh nghiệp chế biến mủ cao su [35].

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2006 toàn tỉnh có 31 doanh nghiệp nước ngoài hiện đang hoạt động trong 8 khu công nghiệp của tỉnh. Sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài là vô cùng to lớn, không chỉ góp phần giải quyết việc làm mà còn đóng góp một phần quan trọng tổng thu ngân sách cho tỉnh.

Trong quan hệ với Campuchia, Bình Phước đã biết khai thác thế mạnh vùng biên giới đã giao lưu phát triển kinh tế. Hai cửa khẩu quốc gia là Bo Núc (Bình Phước) - Trăpng Sré (Karatie) đã được Chính phủ Việt nam và Campuchia nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, làm cho việc giao thương qua lại giữa hai bên ngày càng tăng. Những năm gần đây, Bình Phước đã hồ trợ giúp Campuchia giống và kỹ thuật trồng 30 - 50 ngàn cây điều, 300 - 2.000ha giống sắn cao sản. sắp tới Bình phước còn liên kết trồng cao su ở Campuchia, đấy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai bên, nhất là lĩnh công nghiệp chế biến cao su, hạt điều và tinh bột sắn.

- Khó khăn:

Tuy nhịp độ phát triến kinh tế cao, nhưng do xuất phát điếm thấp nên Bình Phước vẫn là địa phương có quy mô kinh tế nhỏ nhất VKTTĐPN. Công nghiệp Bình Phước chiếm chưa đến 1 % giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đều có quy mô nhỏ, phân tán, chưa được quy hoạch xây dựng tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường cũng chưa được giải quyết một cách có hiệu quả.

công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phong phú, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao chưa phát triến. Sự tăng trưởng kinh tế tuy khá cao, tuy nhiên sự chuyến dịch từ co cấu nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi căn bản đế trở thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ như mong muốn.

Sự phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế cũng còn những hạn chế nhất định. Một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, chưa thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của địa phương. Không ít hợp tác xã hoạt động yếu, khả năng quản lý, điều hành chưa bắt kịp nhịp độ chung của nền kinh tế.

Ket cấu hạ tầng còn yếu là một trong những rào cản đối với các nhà đầu

tư có thiện chí, hạn chế nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, gần 60% lực lượng lao động có trình độ học vấn tiểu học. Đây là trở ngại lớn trong việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật. Số lao động đã qua đào tạo mới chiếm 18,7% lực lượng lao động toàn tỉnh.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ hiện nay chưa thế đáp ứng yêu cầu của sự phát triến cả về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, hiện nay toàn tỉnh còn khoảng 50.000 người trong độ tuối lao động chưa có việc làm ốn định.

Khoa học - kỹ thuật đã và đang trở thành một nhân tố cấu thành quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng trong thực tế, công tác chuyến giao khoa học - kỹ thuật ở các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả rất

chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Phước nói chung, CNCBNSXK nói riêng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 40 - 45)