Kinh nghiệm cua Thái Lan

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 29 - 35)

Thái Lan là một nước có nhiều nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới như gạo, sắn, cao su thiên nhiên...sắn là mặt hàng chiếm vị trí thứ hai trong cơ cấu xuất khấu của Thái Lan với 3 triệu ha canh tác. EU tiêu thụ tới 85- 95% sắn xuất khẩu của Thái Lan. Gần đây nhu cầu sắn của thế giới có xu hướng giảm nên Chính phủ Thái Lan đã giảm diện tích trồng sắn và xây dựng vùng chuyên canh xuất khẩu sắn ở Đông Bắc, nghiên cứu các biện pháp chế biến đế tạo ra sản phẩm mới. Chính phủ Thái Lan đã cấp 4,5 triệu USD cho người dân trồng sắn đế chuyến sang trồng đậu nành, điều...có hiệu quả hơn. Ngoài ra cao su, đường, ngô, cà phê cũng là những mặt hàng xuất khấu chủ

Trồng và chế biến cao su là ngành kinh tế có giá trị cao ở Thái Lan. Hiện nay Thái lan là quốc gia có nền CNCB cao su đạt trình độ cao và một trong những nuớc xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.

Để có đuợc thành tích đó Chính phủ Thái lan đã có chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cao su tù' những năm 60; đã chú trọng tạo lập và hoàn thiện môi truờng pháp lý, môi trường kinh doanh trong nuớc bình đẳng, thuận lợi và ổn định nhằm phát triển thị trường và đầu tư trong nước làm nền tảng cho sự phát triến sản xuất, xuất khấu cao su; đã thành lập ủy ban chính sách cao su quốc gia chuyên hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển ngành cao su, đồng thời cũng xác định ngân sách đế thực hiện những kế hoạch đó. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn thành lập sở giao dịch cao su kỳ hạn nhằm khuyến khích các thương gia quốc tế chấp nhận mức giá cao su xuất khẩu theo chỉ đạo chung của Thái Lan. Việc này sẽ có tác dụng củng cổ thị trường cao su trong nước, tạo sự ổn định và tiềm lực cho việc xuất khẩu cao su Thái Lan ra thị trường thế giới.

Đóng góp vào thành tích trên của ngành cao su còn kế đến vai trò của hiệp hội cao su Thái lan. Được thành lập vào tháng 5/1951, hiệp hội là tổ chức của các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su và cũng là cơ quan đại diện của các nhà sản xuất, các công ty buôn bán cao su trong đàm phán với Chính phủ hoặc các tố chức ngoài nước về lợi ích chung của các bên. Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệp hội là cung cấp thông tin, kiến thức kỹ năng về CNCB cao su, giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các thành viên hoặc giữa các thành viên và đối tác bên ngoài Hiệp hội, phối hợp với Chính phủ thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển ngành công nghiệp cao su, hợp tác với các tổ chức cao su quốc tế. Hiện nay, Hiệp hội cao su Thái lan là một trong những thành viên thường trực của Hiệp hội cao su quốc tế, Hiệp hội cao su Thái Lan

Nhằm khuyến khích nông dân chế biến tập trung đế nâng cao chất luợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cho nông dân sơ chế 100% mủ cao su trên cơ sở các hộ có nhu cầu tự nguyện liên kết lại trong các tố chức tự quản nhu tập đoàn, họp tác xã...và đăng ký với Quỹ hỗ trợ trồng lại cao su (ORRAF) để đuợc xem xét đầu tu nhà máy chế biến có quy mô, công suất thích hợp (nhà máy do ORRAF đầu tu 100% vốn và giao cho tập đoàn hoặc họp tác xã quản lý).

Đế tăng năng lực chế biến và xuất khẩu cao su, chính phủ Thái Lan còn thành lập khu công nghiệp cao su tập trung, tố chức theo tính chất liên hoàn với mục đích xúc tiến việc chế biến thành phẩm cao su nhằm tăng hiệu quả sản xuất cao su và nâng chất ĩuợng cao su Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế nhu ISO, SA, HCCP... theo yêu cầu của tùng thị truờng. Tăng cuờng đầu tu thu hút đầu tu tù’ Hoa Kỳ, EU đế chế biến và sản xuất ra các sản phẩm cao su chất luợng cao nhu săm lốp xe, vòi cao su, găng tay cao su, nệm cao su... phù hợp với hai thị truờng này. Chế biến loại cao su STR 20, TSR 20 đế xuất sang Mỹ và châu Âu, chế biến loại cao su RSS đế xuất sang Nhật và các nuớc châu Á khác. Ngoài ra, Thái Lan còn thành lập phòng thí nghiệm và trung tâm thông tin cao su quốc gia đế kiếm tra chất luợng và thống nhất tiêu chuấn cao su, đồng thời tiến hành thử nghiệm việc sử dụng cao su tụ’ nhiên lẫn với asphalt đế trải đuờng thay cho việc chỉ dùng asphalt; áp dụng mức thuế suất cao su nguyên liệu thô cao hơn mức thuế xuất khấu các sản phẩm cao su thành phẩm nhằm khuyến khích CNCB sản phẩm cao su phát triển.

Một sổ bài học kinh nghiệm cho phát triển CNCBNSXK Bình Phước và Việt Nam:

Thứ nhất, cần gắn sự phát triên của nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản xuất khâu theo một chu trình, hệ thong khép kín.

Thành công của các nước trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong đó có nông sản xuất khấu là thực hiện chính sách gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Chính phủ các nước trên đều kiên trì theo đuổi chính sách tập trung mọi nồ lực để phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản, từ đó tạo sự biến đối trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh tỷ trọng sản phâm chế biến xuất khấu trong tống số hàng hóa xuất khẩu.

Việt Nam là nước có điều kiện phát triến nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, song CNCB chưa phát triển, chưa thật sự gắn kết với nông nghiệp. Vì vậy, việc gắn kết các nhà máy chế biến với sản xuất nông nghiệp mà các nước trên đã thực hiện thành công cũng sẽ là bài học kinh nghiệm thiết thực cho nước ta trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, áp dụng CNCB nhiều trình độ, tranh thủ hiện đại hóa công nghệ ở những khâu mũi nhọn.

Là một nước nghèo, muốn đuổi kịp các nước tiên tiến thì dĩ nhiên phải hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Nhưng chúng ta không thể hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế ngay lập tức được, cũng như không thế cùng một lúc mà hiện đại hóa tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Trong điều kiện thiếu vốn, chúng ta chỉ có chỉ có thế đối mới CNCB nông sản một cách từ từ. Cụ thế cần có sự lựa chọn những khâu, những mặt hàng mũi nhọn, có khả năng thâm nhập thị trường thế giới đế đổi mới công nghệ trước; còn các khâu khác chưa phải yêu cầu bức bách thì vẫn có thế sử dụng công nghệ truyền thống. Đây là bài học kinh nghiệm thành công của nhiều nước mà Việt Nam cần

Thứ ba, thực hiện các chỉnh sách hỗ trợ cho công nghiệp chế biến nông

sản xuất khâu phát triên.

Để phát triển CNCB nông sản xuất khẩu, Chính phủ các nuớc đã sử dụng các công cụ tài chính, tín dụng...đế can thiệp vào thị truờng vốn và hoạt động xuất khẩu. Nhờ đó họ đã thành công trong việc hướng luồng vốn đầu tư của xã hội vào lĩnh vực CNCB nông sản. Nhờ đó, tốc độ đối mới công nghệ của các cơ sở chế biến diễn ra khá nhanh, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa của các nước.

Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng các công cụ này để điều tiết kinh tế vĩ mô, song tác động của nó đến lĩnh vục CNCB nông sản xuất khẩu thì chưa thật rõ nét.

Thứ tư, thực hiện liên kết và hợp tác sản xuất kinh doanh.

Xu hướng sáp nhập và liên kết theo ngành dọc đế nâng cao khả năng cạnh tranh hiện đang trở thành xu hướng của các nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu. Chẳng hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Malaixia thực hiện chiến lược sáp nhập giữa các công ty cổ phần nhở đế thành lập các tập đoàn sản xuất cao su có quy mô lớn, đủ sức phát triến thị trường và cạnh tranh quốc tế. Trong khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chưa có phương thức hợp tác hữu hiệu. Liên kết không dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn mang tính quốc tế. Các nước Thái Lan, Inđônêsia, Malaixia đã thực hiện liên kết, họp tác trong quản lý sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên nhằm điều tiết giá cả trên thị trường cao su thế giới, hạn chế sự suy giảm giá cao su, tăng cường vị thế của họ trong việc cung ứng

Chưong 2

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w