Tiêu thụ hạt điều

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 60 - 63)

không tạo thêm được việc làm cho người lao động trong tỉnh. Đen năm 1997, Bình Phước không xuất khẩu hạt điều thô nữa mà chủ yếu là xuất khẩu hạt điều nhân - xuất khẩu điều nhân có thị trường ổn định hơn, hiệu quả kinh tế tăng gấp 1,3 - 1,4 lần so với xuất khấu điều thô. Xuất khấu hạt điều nhân của Bình Phước thực sự được đẩy mạnh từ năm 1997 và từ đó đến nay ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Neu như năm 1997 Bình Phước mới chỉ bắt đầu xuất được trực tiếp là 761 tấn điều nhân thì đến năm 2000 đạt 1.426 tấn, năm 2005 đạt 5.619 tấn và năm 2007 là 11.888 tấn - tăng 15,62 lần so với năm 1997. Tỷ trọng xuất khẩu nhân điều trực tiếp chiếm 40,72% tống nhân điều sản xuất trong tỉnh. Cùng với sự tăng lên về số lượng thì kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đáng kế, từ 3,171 triệu USD năm 1997 tăng lên 7,413 triệu USD năm 2000 và năm 2007 là 75,54 triệu USD, chiếm 69,24% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp của tỉnh và chiếm 7,77% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của cả nước. Giá điều nhân xuất khẩu tăng hơn năm 2006, điều nhân loại W240 giá 5,8 - 6,8USD/kg, W320 giá 4,45 - 5,68ƯSD/kg. Trong tổng số 91 doanh nghiệp đang hoạt động chính thức thì chỉ có 13 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp [21 ], [29] và [30].

Như vậy, có thể nói mặc dù sản lượng hạt điều nhân xuất khẩu trực tiếp có tăng liên tục qua nhiều năm, nhưng chưa đạt được một nửa lượng điều nhân sản xuất trong tỉnh. Phần lớn lượng hạt điều nhân sản xuất dưới dạng gia công cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh, thậm chí là chi nhánh Olam của Àn Độ đóng trên địa bàn Bình Phước. Các doanh nghiệp này đã thu gom một lượng điều nguyên liệu trên địa bàn Bình Phước thông qua các đại lý đặt trên địa bàn Bình Phước, rồi lại giao cho các đại lý nhận sản xuất gia công. Đây chính là một nguồn thất thoát lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự

điều XK (tấn) ngạch nhân ngạch 1997 761 3,171 33.300 133,0 2000 1.426 7,413 34.200 167,3 2001 1.982 7,188 43.700 151,7 2002 3.417 11,699 62.200 209,0 2003 4.908 16,902 84.000 282,0 2004 5.406 22,274 105.000 436,0 2005 5.619 26,463 107.000 488,0 2006 7.730 31,096 2007 11.888 75,54 152.999 972.203

thiếu hụt nguồn nguyên liệu điều thô đối với các doanh nghiệp của tỉnh, làm giảm kim ngạch xuất khẩu hạt điều của tỉnh, mặt khác còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu điều của Bình Phước nếu không quản lý được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phấm.

Bảng 2.3: Tình hình xuất khấu hạt điều nhân của Bình Phước và Việt Nam (giai đoạn 1997 - 2007)

Nguồn: [24], [6] và [23]

Do có lợi thế nên điều nhân Bình Phước có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế, Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thành phần dinh dưỡng của nhân điều Bình Phước cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các địa phương khác trong nước và thế giới. Các nước nhập khẩu điều rất ưa chuộng điều của Việt Nam, mà đặc biệt là điều nhân Bình Phước, vì vậy thị trường tiêu thụ điều của Bình Phước ngày càng được mở rộng. Thị trường xuất khẩu nhân điều mở rộng tới các nước bạn hàng khó tính nhất như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản...Trước đây Bình Phước thường xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc, hiện nay hạt diều Bình Phước đã thâm nhập và mở rộng sang các nước công nghiệp phát triến, trong đó có thị trường Mỹ, một sổ nhà máy đã mở rộng thị trường

ký được nhiều hợp đồng mới sang thị trường Nga, Ukraine - Đây là thị trường mạnh chính thức khai thông từ năm 2005. Một số doanh nghiệp cũng xuất được các sản phẩm như điều chiên bơ, điều rang muối, bánh kẹo điều... sang thị trường Trung Quốc, Hà lan, Anh, Canada...

Thị trường tiêu thụ trong nước cũng được cải thiện bởi sức mua các sản phẩm chế biến từ điều ngày càng tăng. Mặc dù thị rường tiêu thụ hạt điều của Bình Phước có mở rộng, song không tương xứng với khả năng hiện nay của của các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong khi điều nhân của cả nước xuất khẩu chiếm 90 - 95% tổng sản lượng sản xuất, thì sản lượng nhân điều xuất khẩu trực tiếp của Bình Phước chỉ chiếm 37,9% tống sản lượng sản xuất trong tỉnh, một con số quá nhỏ đối với nơi có diện tích điều lớn nhất cả nước - nơi được mệnh danh là thủ phủ của cây điều. Sở dĩ có tình trạng trên là vì nhiều nguyên nhân: Các doanh nghiệp thiếu chiến lược xuất khấu, mở rộng thị trường, quá chú trọng vào lợi nhuận hiện tại, chưa phát huy được thế mạnh sản phẩm. Đặc biệt là hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Trong tống số 91 doanh nghiệp hiện đang hoạt động thì chỉ có 13 doanh nghiệp là thực hiện xuất khẩu điều trực tiếp, số còn lại là tiêu thụ sản phẩm qua thương lái trung gian. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp chủ yếu là các doanh nghiệp có uy tín như Công ty TNHH Mỹ Lệ, công ty TNHH Song Hỷ, công ty TNHH Vân An, công ty TNHH Hoàng Sơn...

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 60 - 63)