Thiết bị công nghệ chế biến nông sản xuất khấu chưa đáp ứng

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 68 - 70)

ứng

được yêu cầu phát triến nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khấu

vậy năng suất lao động thấp, thu nhập của công nhân chế biến thấp

Công nghệ thiết bị chế biến nông sản xuất khẩu của Bình phước đến nay vẫn còn lạc hậu, vì vậy tổn thất sau thu hoạch cao, giá trị gia tăng thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Nhân điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Phước, đứng đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu, song các cơ sở chế biến hạt điều xuất khẩu của Bình Phước đa sổ nhỏ lẻ, xây dựng phân tán manh mún, thiết bị công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý của các chủ cơ sở còn nhiều bất cập: đến năm 2007, chỉ có 3 nhà máy trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn của tỉnh được nước ngoài đầu tư xây dựng (100% vốn nước ngoài) và

sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu. Trong tống số 91 cơ sở chế biến hạt điều chỉ có 2 cơ sở có chứng chỉ ISO và HACCP (tiêu chuấn vệ sinh an toàn thực phẩm) [34, tr.65].

Theo cách phân loại đánh giá công nghệ, thiết bị chế biến với bảy giai đoạn, thì các cơ sở chế biến nông sản hiện nay của cả nuớc mới phổ biến ở mức 3/7 và 4/7, riêng đổi với công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu Bình Phuớc nhìn chung cũng ở mức nhu vậy. Hiện nay, phần lớn các hàng hóa nông sản của Bình Phước xuất khẩu chủ yếu mới chỉ ở dạng sơ chế. Ngay cả cao su là mặt hàng xuất khấu mũi nhọn thì vẫn xuất hàng sơ chế, trong khi nhu cầu của thị trường thế giới lại cần nhiều sản phẩm chế biến tinh như: dầu cao su, băng tải cao su, dây cu roa cao su, keo dán, lốp ô tô xe máy... Những mặt hàng như cà phê, tiêu cũng nằm trong tình trạng đó.

Theo số liệu điều tra của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch và một số cơ quan chức năng thì hiện nay tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu của Việt Nam mới đạt khoảng 25 - 30% trong tổng sản lượng nông sản (tỷ lệ này ở các nước ASEAN là 50%) [40, tr. 113]. Trong khi đó nông sản xuất khẩu chủ lực của Bình phước như cao su, cà phê, hạt điều còn chưa đạt được tỷ lệ đó.

Việc sử dụng công nghệ chế biến quá lạc hậu đã làm cho mức tiêu hao nguyên liệu cao, chất lượng sản phấm thấp, khả năng cạnh tranh kém. Trên thị trường thế giới, giá của sản phấm thô thấp hơn rất nhiều so với sản phấm chế biến. Ví dụ, giá hạt điều thô lkg chỉ bằng 9 - 10% của nhân điều đã qua chế biến, hay giá cà phê nhân khô chỉ bằng 26% giá cà phê hòa tan và bằng 22% giá cà phê rang xay [40, tr. 114]. Như vậy, sản lượng điều, cà phê xuất khẩu càng lớn, sự thiệt hại về kim ngạch càng nhiều.

cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu nông sản. Công nghiệp chế biến chưa làm tốt chức năng mở đường, chưa tạo điều kiện tốt cho nông nghiệp phát triển. Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp là phải nhanh chóng đối mới công nghệ, nhưng họ lại đang gặp phải những thách thức lớn. Đó là việc sử dụng công nghệ hiện đại, năng suất cao hiệu suất thu hồi lớn thì giá cả lại đắt, vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác hầu hết doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu như chế biến hạt điều, chế biến tinh bột sắn của tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, phân tán nhưng hầu hết các doanh nghiệp đã không hoạt động hết công suất, hoạt động hết thời gian trong năm, vì thiếu nguyên liệu.

Từ những khó khăn trên dẫn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không cao, lương công nhân thấp. Hiện nay lương công nhân chế biến hạt điều của tỉnh trung bình chỉ khoảng 700.000 - 750.000 đồng/tháng, lương công nhân chế biến tinh bột sắn khoảng 800.000 - 900.000 đồng/tháng. Trong khi đó các doanh nghiệp khác như may mặc lại có mức lương cao hơn (khoảng trên 1.000.000 đồng/tháng), tính chất công việc cũng nhẹ nhàng hơn [15, tr.72]. Vốn là ngành thâm dụng nhân công, nhưng lương thấp vì vậy thiếu hụt lao động luôn là vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp chế biến hạt điều. Hiện nay đế có đủ công nhân cho nhà máy hoạt động chi phí cho chế biến đã tăng thêm 10% so với trước kia (dù vậy nhà máy cũng chỉ hoạt động 50 - 60% công suất) [39]. Neu những năm tới nguồn cung lao động khó khăn thêm thì chỉ có hai cách: hoặc tăng lương cho chế biến (giá thành cao) hoặc phải thay đổi công nghệ sao cho ít sử dụng lao động hơn. Điều này là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến hạt điều của tỉnh.

2.3.3. Sự bất họp lý trong việc giải quyết lợi ích giữa các khâu sảnxuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở bình phước (Trang 68 - 70)