Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sơng Cửu Long (MHB)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về Thị trườngCổ phiếu tại Việt Nam (Trang 48 - 52)

Bảng 38: Mơ hình lợi nhuận – MHB

2004 Tăng/ Tăng/ Giảm cùng kỳ 2005 Tăng/ Giảm cùng kỳ 2006 (ước tính) Tăng/ Giảm cùng kỳ 2007 (ước tính) Tăng/ Giảm cùng kỳ Doanh số (triệu đồng) 823.768 77,25% 1.591.024 93,14% 3.072.900 93,14% 5.934.993 93% Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 42.246 65,21% 97.333 130,40% 136.266,67 40,00% 226.185,54 66% Lợi nhuận rịng (triệu đồng) 34.173 70,00% 73.000 113,62% 102.200 40,00% 169.639 66%

Biên lãi sau

thuế 5,11% 6,12% 4,43% 3,81%

Biên lãi rịng 4,14% 4,59% 3,33% 2,86%

Nguồn: VinaCapital

Bảng 39: Phân tích theo nguồn vốn

Bảng 41: Phân tích theo nguồn huy động

Bảng 40: Phân tích dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 42: Tỷ trọng các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế

 Ngân hàng Mekong được thành lập vào năm 1997 và là một thành viên khá mới trong số các ngân hàng quốc doanh.

 Ngân hàng được phép hoạt động trong lĩnh vực tài trợ việc xây dựng và phát triển nhà.

 Gần đây, tổng tài sản của MHB đã tăng với một tốc độ chĩng mặt là 60% mỗi năm.  Tiền gửi cũng tăng hơn 70% và ngân hàng mở mới 20 chi nhánh/ năm.

 Lợi nhuận đã tăng gấp đơi mỗi năm khiến tổng tài sản tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc.

 Ngân hàng muốn cổ phần hĩa trong năm tới và hiện giờ vẫn đang tìm kiếm cố vấn.  Biên thấp và chất lượng mơ hồ của danh mục cho vay là các mối lo ngại chính.

Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sơng Cửu Long là ngân hàng nhỏ nhất trong khối các ngân hàng quốc doanh, được thành lập vào năm 1997 với vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, MHB hiện cĩ 110 chi nhánh trên tồn quốc và mở mới 20 chi nhánh mỗi năm. Chức năng chính của ngân hàng là cung cấp các khoản tài trợ trung và dài hạn cho thị trường nhà ở.

Mặc dù tham dự “bữa tiệc” hơi muộn nhưng MHB vẫn cĩ nhiệm vụ phải theo kịp các ngân hàng quốc doanh khác. Ban lãnh đạo đã lựa chọn quy mơ tài sản, tiền gửi và các chi nhánh làm các tiêu chí chính thể hiện sự tăng trưởng của mình. Thật thú vị khi mà lợi nhuận khơng hề cĩ tên trong danh sách đĩ!!!

Cuối Quý I năm 2005, quy mơ tài sản của MHB đạt 14,007 nghìn tỷ đồng (876 triệu USD), tương ứng với mức tăng trưởng 10% hàng quý. Dư nợ và đầu tư đạt 13,65 nghìn tỷ (853 triệu USD), tương ứng mức tăng trưởng 11% hàng quý.

Cuối năm 2005, tổng huy động vào khoảng 6,35 nghìn tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngối, chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn. Danh mục cho vay đạt 8,56 nghìn tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngối. Ngân hàng cĩ nguồn vốn rất mỏng, chỉ vào khoảng 794 tỷ đồng (49 triệu USD) tính đến cuối năm 2005.

Trong năm 2006, MHB đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản đạt 50%, đưa tổng tài sản lên 19 ngàn tỷ đồng (1,18 tỷ USD) và tăng trưởng của danh mục cho vay là 40%. MHB hiện đang đưa ra mức lãi suất 0,62%/ tháng (7,44%/ năm) cho tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh; tuy nhiên, dường như ngân hàng này cĩ thể sử dụng mạng lưới chi nhánh của mình để tiếp cận các khách hàng mà các ngân hàng khác khơng với tới. Chúng tơi tin rằng, trong tương lai, điều này sẽ khĩ khăn hơn rất nhiều.

Phần lớn nguồn vốn của MHB đến từ Ngân hàng thế giới; điều này giải thích tại sao quy mơ dư nợ của ngân hàng này lại lớn như vậy nếu so sánh với quy mơ khiêm tốn của tiền gửi. Tỷ trọng tiền gửi – cho vay rơi vào khoảng 135% gấp đơi mức trung bình.

Các khoản vay chủ yếu nhằm cải thiện chất lượng của các nhà kho ở khu vực nơng thơn. Nĩi cách khác là nhà cho người nơng dân. Tên của ngân hàng này đã miêu tả gần như đầy đủ hoạt động của ngân hàng này – tức là các hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào vùng đồng bằng sơng Cửu Long đơng đúc dân cư – khu vực này cũng chính là vựa lúa của cả nước.

Như chúng ta đã thấy, tốc độ tăng trưởng rất “nĩng”, một phần do tham vọng của ban lãnh đạo, phần khác do nhu cầu bức thiết về việc nâng cao chất lượng nhà tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Việc MHB đĩng vai trị như một ngân hàng xã hội của khu vực phải được xem xét khi chúng ta đánh giá tương lai của ngân hàng này.

MHB mong muốn cổ phần hĩa vào năm 2007 và đến nay đã được NHNN cho phép thuê cố vấn để bắt đầu chương trình này. Vẫn chưa cĩ bất kỳ thơng tin gì về việc MHB lựa chọn cố vấn nào cũng như khi nào thì việc niêm yết cĩ thể bắt đầu, nhưng chúng tơi cho rằng, việc niêm yết chỉ cĩ thể bắt đầu sớm nhất là vào mùa hè năm tới. Ngân hàng này sẽ phải rất khĩ khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng vai trị xã hội của mình sẽ khơng làm “nguội” đi nhu cầu cải thiện khả năng sinh lợi.

Trên thực tế, mặc dù MHB đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng nhưng chúng tơi vẫn lo ngại về nguồn vốn rất mỏng và biên lãi rất thấp của ngân hàng này. Rõ ràng, thay vì đặt trọng

tâm vào việc cải thiện chất lượng của bảng tổng kết tài sản và các biên lãi, MHB quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng quy mơ tài sản và tổng huy động.

Thơng tin được cung cấp ra bên ngồi rất hạn chế và chúng tơi khơng cĩ bất kỳ ý niệm gì về chất lượng hiện tại của danh mục cho vay. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tơi, phần lớn các khoản vay đều cĩ quy mơ nhỏ và do đĩ, rủi ro khơng bị quá tập trung nếu so với các ngân hàng quốc doanh khác vốn rất cĩ khuynh hướng cấp các khoản vay rất lớn cho rất ít khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về Thị trườngCổ phiếu tại Việt Nam (Trang 48 - 52)