Hàng năm, do nghề này không có thờ tổ nghề, cũng không có hệ thống đền, chùa, nên những người theo đạo Phật hay thì phải đến các chùa ở thành phố Thái Nguyên như chùa Phù Liễn, chùa Huống, chùa Hang, đền Đuổm… Trong ấy, lễ hội đền Đuổm không chỉ riêng làng nghề háo hức tham dự mà còn là tâm lý chung của toàn con người tỉnh Thái Nguyên. Đã thành thông lệ, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân Thái Nguyên lại đổ về huyện Phú
Lương để tham dự Lễ hội Xuân Đền Đuổm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên tưởng nhớ và tôn vinh Danh nhân lịch sử Dương Tự Minh. Cũng đúng vào ngày này làng nghề bánh chưng Bờ Đậu lại tổ chức ngày hội làng, rước bánh chưng, bánh dầy lên đền Đuổm (cách làng nghề 15km) để tỏ lòng thành kính với các vị thần và cầu mọi điều may mắn cho bản thân và cho cả làng nghề. Vào những ngày này làng nghề làm những chiếc bánh chưng, bánh dầy nặng tới 15kg, cùng các sản vật khác để dâng lên lễ hội. Những chiếc bánh to như vậy được trưởng ban làng nghề đặt gói của gia đình có uy tín và chất lượng cao trong làng như hộ sản xuất Tuấn Ngọc, Tâm Quang, Sỹ Oanh. Người đại diện làng nghề làm công việc dâng bánh chưng lên đền Đuổm thường là trưởng thôn, trưởng ban làng nghề, các cụ trong làng. Trong ngày hội làng nghề cũng tổ chức các trò chơi, hội diễn văn nghệ cho các đoàn thanh niên, hội phụ nữ…như bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông…Đặc biệt là hội thi hấp dẫn và náo nhiệt nhất là Hội thi gói bánh chưng nhanh giữa các hộ gia đình với nhau. Cuộc thi thường bắt đầu được tổ chức vào tháng Giêng năm 2010, diễn ra bao gồm 10 hộ gia đình (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy vào mỗi năm số hộ đăng ký)nhưng mỗi đội bao gồm 3 người.
Theo đó, trong vòng 60 phút các đội càng gói được nhiều bánh càng tốt. Hình thức gói bánh theo khuôn vuông truyền thống có trọng lượng hơn 1,5kg sau khi đã nấu chín. Tổng điểm là 100 cho các tiêu chí như: nguyên vật liệu tươi, ngon, bảo đảm vệ sinh ATTP; bánh gói khéo, đẹp, chắc; gói đúng thời gian; thuyết minh về quy trình thực hiện hay nhất; vệ sinh sạch sẽ khu vực thi và chất lượng gói bánh ngon. Sau khi gói bánh, các đội sẽ luộc bánh. Bánh chín được chấm vào sáng 8-4 trước khi công bố kết quả.Hội thi nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, là dịp để các phường, xã giao lưu trao đổi kinh nghiệm, giữ gìn bản sắc. Đồng thời qua đó tuyên truyền, quảng bá về nét đẹp văn hóa truyền thống, hình ảnh con người, quê hương đất tổ đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Với sự phối hợp tham gia, đồng thuận của các ban ngành các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kìm hãm và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nâng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Các gia đình đã gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cũng như các quy định chung của địa phương; tự giác, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát động như: nuôi con khỏe dạy con ngoan; gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ; gia đình hiếu học; gia đình làm kinh tế giỏi…. Năm 2014đã có 214/236 hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hóa đạt tỉ lệ 92,8 % [4]. Qua đó tinh thần đoàn kết trong nhân dân được phát huy, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ và làng xã được bảo tồn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện quy ước xây dựng Làng văn hóa.
Song song với việc xây dựng thiết văn hóa như nhà văn hóa, thư viện xóm xã, sân vận động, bê tông hóa đường làng…các hộ gia đình còn tích cực xây dựng, chỉnh sửa hương ước, quy ước để áp dụng thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở. Thông qua quy ước đã góp phần quan trọng vào định hướng mọi người dân trong cộng đồng dân cư thực hiện pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ mang tính tự giác, tự quản, góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đề cao được các chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời là công cụ duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
Sự phát triển nghề bánh chưng nói riêng và các nghề dịch vụ khác nói trên trong toàn làng Bờ Đậu đã góp phần nâng cao đời sống của người dân nơi
đây phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển ấy cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Đó là làng phát triển nhất, doanh thu cao nhất cũng là nơi có nhiều tệ nạn xã hội nhất so với các làng khác của xã Cổ Lũng. Tệ nạn chủ yếu rơi vào thành phần là nam giới sử dụng và buôn bán ma túy, trộm cắp, cờ bạc. Đây là vấn đề khá nhức nhối nhất hiện nay của làng, đến nay vẫn chưa giải quyết được mặc dù nhiều lần có chính quyền và cơ quan công an đến xử lý. Tính cộng đồng làng xã quen thuộc, được hình thành xưa thì đến nay nó đang dần thay thế bằng mối quan hệ kinh tế. Trong đó, mối quan hệ các hộ gia đình khi thì tương trợ nhưng lại có lúc ganh đua, cạnh tranh nhau về mặt hàng sản phẩm không lành mạnh. Hậu quả là giá thành sản phẩm nhiều cửa hàng không được thống nhất với nhau, nhà trên đầu dốc thì đổ nước tràn lan, chảy xuống trước cửa của các cửa hàng thấp hơn. Hoặc đầu năm 2014, việc bầu ra cấp chính quyền thôn cũng gây ra nhiều bức xúc và không đạt được kết quả thống nhất vì sự kéo bè phái của nhiều nhóm khu dân cư. Sự thay đổi mối quan hệ xóm làng đây là yếu tố tất nhiên của sự phát triển kinh tế buôn bán, thay thế cho mối quan hệ kinh tế nông nghiệp tương trợ, đùm bọc vốn sẵn có trong làng xã nông nghiệp cổ truyền. Tính đô thị hóa và CNH –HĐH nông thôn cũng tác động không nhỏ cho việc phá vỡ tính cộng đồng làng xã của làng nghề bánh chưng Bờ Đậu. Tiêu biểu là sự cạnh tranh kinh tế về buôn bán bánh chưng đem lại nên vấn đề lợi nhuận được đưa ra trong ứng xử giao tiếp.