Bánh chưng trong văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Nói đến bánh chưng hẳn không còn lạ lẫm đối với cư dân người Việt và một số các quốc gia Đông Nam Á, Bắc Á. Đây là một loại bánh nếp có từ rất lâu đời trong đời sống của người Việt, thật khó xác định xem loại bánh này xuất hiện từ khi nào và cư dân của quốc gia nào là chủ nhân tạo ra loại bánh này. Ở nước ta, trong 54 dân tộc anh em cũng có rất nhiều các tộc người cũng sử dụng loại bánh này trong các dịp lễ tết đặc biệt, tiêu biểu như dân tộc Mường, Thái, Tày, Sán Chí, Nùng, Hoa, Sán Dìu…Mỗi một tộc người có cách gói và cách chế biến khác nhau, quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung về nguyên vật liệu, cách ăn đều có những nét giống nhau.

Ở nước ta, bánh chưng lâu nay vẫn được coi là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, ban đầu được làm ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bánh chưng thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày giổ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Theo quan điểm của nhiều người, bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được nhắc lại trong truyền thuyết, đồng thời có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Gốc tích chiếc bánh chưng luôn được gắn liền với “Sự tích bánh chưng bánh dày” trong truyền thuyết, có liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6, sự tích muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc. Và rồi xưa nay, sự tích-truyền thuyết ấy luôn là lời giải thích cho ý nghĩa cũng như nguồn cội của chiếc bánh chưng, bánh dày, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước.

“Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất”

Nguyên văn: 蒸餅傳 雄王既破殷軍之後 ,國家無事 ,欲傳於子 ,乃會官郎 ,公子二十二人 ,謂曰 : 「 我 欲傳位 ,有能如我願 ,欲珍甘美味 ,歲終薦於先王 ,以盡孝道 ,方可傳位 。 」 於是 諸子各求水陸奇珍之物( 一作異味) , 不可勝數。 惟十八子 郎僚母氏單寒微, 先已 病故 ,左右寡少 ,難以應辦 。晝夜思想 ,夢寐不安 。夜夢神人告曰 :「 天地之物所 貴於人 ,無過米 。所以養人 ,人能壯也 。食不能厭 ,他物莫能先 。當以糯米作餅 , 或方或圓 ,以象天地之形 ,葉包其外 ,中藏美味 ,以寓父母生育之重 (一作 狀) 。 」 郎僚驚覺 , 喜曰 : 「 神人助我也 。 」遵而行之 。 乃以糯米擇其精白 , 選用 圓完無缺折者,淅之潔靜,以 色葉包青 裹為方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏萬物焉 。煮而熟之 ,故曰蒸餅 。又以糯米炊熟 ,搗而爛之 ,捏作圓形以象天 ,故 曰薄持餅 。 至期 , 王命諸子具陳所獻 , 歷而觀之 , 無物不有 。 惟郎僚獨獻蒸餅 、 薄持餅 。 王驚 異 ,問之 ,郎僚具以夢對 。王親嘗之 ,適口不厭 ,勝於諸子所陳之物 ,嘆美良久 。 乃以郎僚為第一 ,歲時節候 ,常以是餅奉事父母 ,天下效之至今 。以名郎僚 ,故呼 謂節料 。 初,王傳位於郎僚,兄弟二十一人,分守藩籬,立為部黨,以為藩國。迨後眾將爭長, 各立木柵以遮護之 ,故曰柵 、曰村 、曰莊 、曰坊 ,自此始 。 [http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/32696-thu-tim-hieu-ve-chiec-banh- chung-vuong/]

Bánh chưng của người Tày

Bánh chưng (pẻng ben, pẻng moọc) là loại bánh có hình dáng giống bánh tét ở Nam Bộ nhưng ở giữa có nhân thịt và đỗ xanh. Nguyên liệu làm bánh gồm có: gạo nếp ruộng hoặc nương loại ngon (pì, pất, lộc mào), đỗ xanh, thịt ba chỉ, hạt tiêu, muối, lá dong, lạt giang. Để làm bánh, gạo nếp được đãi sạch, ngâm mềm vớt ra để ráo nước; đỗ xanh vỡ đôi được ngâm tróc vỏ, đãi sạch, trộn muối trắng; thịt ba chỉ thái chỉ bằng ngón tay út, trộn với

vào, đặt thỏi thịt vào giữa theo chiều dài của bánh, phủ đỗ lên lấp kín thịt rồi lại dùng một lượt gạo lấp kín đỗ, sau đó gói lại thành hình ống dài như chiếc bánh tét, rồi dùng lạt quấn xung quanh. Người Tày ở mọi nơi đều biết gói bánh dài – loại bánh giống như chiếc dùi đục (pẻng moọc, tùi toóc). Bánh chưng Tày khi mở ra có màu xanh của lá dong rừng, cát thành khoanh sẽ có thấy nhân ở giữa bánh, còn ở chính giữa có thịt. Hương vịi của bánh chưng Tày được làm từ gạo nếp nương nên có độ dẻo hơn, để được lâu hơn và cách gói bánh dài cũng thuận tiện hơn khi ăn. [Tr108.24]

Bánh chưng của người Sán Dìu

Bánh chưng (lôc cóc chổng) được gói bằng gạo nếp, có hình dáng như hình trụ tròn,mỗi đầu bánh được gấp thành ba góc, buộc cuốn lạt giang tước mỏng từ hai đầu góc bánh đến giữa. Bánh có nhân thịt mỡ và đỗ xanh. Nguyên liệu gồm có: gạo nếp ruộng loại ngon, đỗ xanh, thịt mỡ khổ, muối, lá dong, lá chít, lạt giang. Gạo nếp giã trắng, ngâm khoảng 10 giờ liên tục, đãi sạch, để ráo nước; đỗ xanh vỡ đôi ngâm nước ấm tróc vỏ, đãi sạch, trộn muối trắng, thịt mỡ khổ thái chỉ bằng ngón tay út, dài 20 cm, ướp muối. Lá dong được trần tái, rửa sạch, lá chít bánh tẻ được luộc kỹ, rửa sạch. Lạt giang tách mỏng nối dài từ 2 – 3m. Lạt có thể lột sẵn, nối dài treo gác bếp, khi gói ngâm nước rửa sạch. Bánh được gói theo thứ tự: lá dong loại to thì đặt một tàu, lá nhỏ thì hai tàu, tiếp là lá chít xếp ken vào nhau, sau đó múc một bát rưỡi gạo rải một lượt theo chiều dài của lá, rải đỗ, đặt thỏi thịt vào giữa theo chiều dài của bánh, phủ tiếp một lượt đỗ lên lấp kín thịt, rồi rải tiếp một lượt gạo lên lấp kín đỗ, sau đó gói lại thành hình trụ dài tròn dài như chiếc bánh tét, ở hai đầu bánh gấp lại tào mỗi đâu ba góc, dùng lạt quấn theo hình xoắn ốc từ hai góc vào giữa. Người Sán Dìu ở mọi nơi hầu hết đều biết gói bánh chưng này, người ta gọi là bánh chưng sáu góc. Sau khi gói xong, bánh chưng được ngâm nước lã khoảng hai giờ, nồi luộc bánh thường là nồi đồng, nhôm to, trước khi xếp bánh người ta lót một lớp lá dong ở đáy nồi để tránh bánh bị khê. Người

Sán Dìu sợ nhất luộc bánh chưng khê, họ cho rằng đó là điềm báo nhà có việc tang. Khi xếp bánh đầy nồi, đổ nước ngập trên bánh, miệng nồi được bịt lá dong, sau đấy mới đậy vung. Nồi bánh đun khoảng 10 giờ liên tục, thỉnh thoảng kiểm tra nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước sôi vào đầy nồi (không đổ nước lạnh vì bánh sẽ bị sượng). Saukhi vớt bánh người ta lăn bánh để bánh rền, chọn bánh đẹp đặt lên bàn thờ thắp hương báo tổ tiên. Bánh chưng Sán Dìu khi bóc ra có màu trắng của gạo, chứ không phải là màu xanh của lá dong rừng như một số các dân tộc khác (bánh chưng xanh). [Tr130.3]

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w