Sơ lược quá trình hình thành và phát triển nghề thủ công và làng nghề của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

nghề của tỉnh Thái Nguyên

Làng nghề ở Thái Nguyên có lịch sử trên dưới nửa thế kỷ hình thành và phát triển, chủ yếu là sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm do biến cố của lịch sử, do biến động của thị trường giống như nhiều làng nghề trên cả nước, sự phát triển làng nghề gặp cảnh lao đao: một số nghề, làng nghề bị mai một, thất truyền; một số nghề tồn tại nhưng cũng trong tình trạng không ổn định. Trong hoàn cảnh đó, những người có tâm huyết đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để giữ gìn nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề ở Thái Nguyên góp phần tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống lao động nông thôn, ổn định trật tự an ninh xã hội, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

Thái Nguyên có nguồn nguyên vật liệu nông, lâm sản phong phú, nguồn nhân lực dồi dào...rất thuận lợi cho phát triển làng nghề. Hiện nay trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên có trên 157 làng có nghề (trong đó có 32 làng đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận), sản xuất kinh doanh các ngành nghề chủ yếu: chè, mây tre đan, dệt thổ cẩm, vật liệu xây dựng, làm bánh bún,… Tuy nhiên, qua đánh giá thực trạng của các làng nghề trên địa bàn cho thấy điểm yếu của các làng nghề hiện nay là mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn, chưa xây dựng và giữ gìn được thương hiệu của làng nghề; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất còn khiêm tốn, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, lao động phổ thông là chủ yếu, năng lực quản lý thấp; chi phí tiêu hao nguyên vật liệu lớn, giá thành sản phẩm cao; chất lượng sản phẩm kém, chưa tạo ra được sản phẩm độc đáo, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì chưa được chú trọng nên sản phẩm làng nghề thường thiếu sức cạnh tranh; thiếu vốn đầu tư và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vay tín dụng. Do đó, sản xuất của nhiều làng nghề không ổn định, thu nhập thấp, tích lũy cho tái đầu tư còn nhiều hạn chế. Nhiều ngành nghề truyền thống đang bị mai một, thất truyền.

Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Các làng nghề sản xuất, kinh doanh với 4 nhóm ngành nghề chính gồm: sản xuất, chế biến nông sản: chè, nhãn, vải, bánh chưng, sản xuất bún, bánh, chế biến đậu phụ, đường phên, dâu tằm tơ, miến dong, nấu rượu, trồng hoa, sau sạch; may, thêu ren, dệt thổ cẩm; đồ gỗ, mây tre đan, mành cọ; sản xuất vật liệu xây dựng: gạch nung, ngói xi măng.... Ngành nghề nông thôn đã tạo ra nhiều việc làm và thu hút một lực lượng lớn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng CNH-HĐH, tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Mặt khác, ngành nghề nông thôn được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu sẵn có và tận dụng có hiệu quả tiềm năng tại chỗ.

1.5Những thuận lợi cho việc hình thành nghề làm bánh chưng ở làng Bờ Đậu

1.5.1Nhân tố tự nhiên

Đây là nhân tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất kỳ làng nghề thủ công nào ở nước ta.

Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bao gồm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai... Vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có địa thế nằm gần nơi có nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hay có những yếu tố thuận lợi về tự nhiên như thông thương thì đó là những đặc điểm thuận lợi quan trọng cần khai thác. Nếu vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề thì điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề. Khí hậu, thời tiết tại mỗi nơi đã tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề.

Phần lớn hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã sử dụng chủ yếu các nguyên liệu, vật liệu sẵn có trong địa phương. Với nguồn đầu vào dồi dào tiềm năng, giá trị thấp để tạo nguồn sản phẩm đầu ra có giá trị kinh tế cao,hiệu quả.

Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu có vị trí rất thuận lợi trong việc sản xuất cũng như kinh doanh bánh chưng. Cả làng năm sát bên hai ven đường quốc lộ 3 và 37 đây là hai quốc lộ có số lượng xe qua lại hàng ngày rất nhiều lưu thông đi các tỉnh miền núi và đồng bằng. Nên khi sản phẩm làm ra có thể bán trực tiếp cho khách qua đường mà không cần phải chở hàng đi nơi khác. Điều này thuận lợi hơn làng nghề Tranh Khúc – Thanh Trì – Hà Nội. Với làng nghề Tranh Khúc là làng quê, nằm khá sâu so với khu vực nội thành Hà Nội, đường xá và kết cấu làng xã vẫn mang dáng dấp là làng quê thuần túy, không có sự lưu thông xe cộ như làng Bờ Đậu. Do vậy làng Tranh Khúc

không có hàng quán bánh chưng mà chỉ là nơi sản xuất. Họ kinh doanh bánh chưng độc lập với nhau bằng cách mỗi hộ tự liên hệ với các đại lý trên Hà Nội để buôn bán. Nên hàng ngày họ phải dùng xe máy hoặc xe ô tô đi giao cho các đại lý. Bên cạnh vị trí thuận lợi, làng nghề bánh chưng còn có nguồn nước giếng khoan ngon, luộc bánh không sợ bánh vàng hay nhạt bánh. Nhưng với làng nghề Tranh Khúc – Hà Nội phải dùng nước mưa, hoặc nước giếng khoan qua nhiều lần bề lọc mới sử dụng được. Họ không bao giờ luộc bánh bằng nước máy do các công ty nước cung cấp.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w