Về thị trường: Khai thác, phát triển thị trường, chú ý các thị trường có triển vọng; dành quỹ khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển nghề và làng nghề; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các SP làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet. Xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm TTCN và làng nghề trên địa bàn.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có
thể tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.
- Kiện toàn và phát triển các làng nghề: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, duy trì phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường của các làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng phát triển làng nghề mới gắn với quy hoạch nông thôn. Các địa phương cần chủ động lập các dự án đầu tư xây dựng các làng nghề mới. Xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Lựa chọn, bồi dưỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phương, dần hình thành các cụm, điểm SX TTCN hoạt động SXKD năng động.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với lao động chưa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phương; kiện toàn hệ thống đào tạo; khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề tại nơi sản xuất, đào tạo dạy nghề cho người lao động ở nông thôn; bồi dưỡng để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.
- Thành lập Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên làm đầu mối liên kết các làng nghề trong tỉnh, đồng thời tích cực tạo mối liên kết chặt chẽ với các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất TTCN ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình,.. nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tạo mối liên kết kinh doanh.
- Tiếp tục nghiên cứu tham mưu đề xuất UBND tỉnh đổi mới các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Trước mắt, đề nghị các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách hiện hành như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo…
Có thể nói, phát triển vững chắc làng nghề và ngành nghề ở nông thôn là con đường đúng đắn để nâng cao đời sống của người nông dân theo hướng
“ly nông bất ly hương”, hạn chế di dân tự do ra thành thị, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đầy đủ. Hiện trạng ngành nghề nông thôn còn nhỏ bé song tiềm năng rất lớn, nếu được tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp tích cực, ngành nghề nông thôn sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.
Tiểu kết
Có thể nói sự phát triển của nghề bánh chưng Bờ Đậu như tấm gương phản ánh sự phát triển kinh tế hàng hóa của làng nghề. Mới phát triển rõ nét khoảng 30 năm, nhưng nghề làm bánh chưng từng bước đã khẳng định được vị trí của mình trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Bánh chưng giờ không chỉ là sản phẩm văn hóa đơn thuần nữa, mà với bàn tay và trí óc sang tạo của người dân nơi đây đã biến bánh chưng trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của người dân, giải quyết việc làm và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, cùng với các nghề khác trong làng, bành chưng cũng góp phần không nhỏ vào thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của toàn địa phương.
Sự phát triển nghề, làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở địa phương. Thực tế cho thấy không chỉ tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong từng hộ gia đình của địa phương, mà còn giải quyết thêm được nhiều lao động từ nơi khác đến. Đặc biệt đã thu hút được một lực lượng đông đảo lao động tham gia vào lúc nông nhàn; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân (thu nhập bình quân lao động làm nghề năm 2010 khoảng 20 triệu đồng/năm), từ đó dẫn đến mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm
đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề người lao động chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng; thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trường tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trường tiêu thụ còn hẹp, thương hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chưa được đầu tư thoả đáng... Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh.
KẾT LUẬN
Trong văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung bánh chưng là một sản phẩm chất chứa đầy đủ ý nghĩa văn hóa vật chất và tinh thần. Xuất hiện khá lâu trong đời sống cư dân người Việt, đến nay bánh chưng đã trở thành một loại sản phẩm không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Dù hiện nay quá trình giao lưu hội nhập văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ với nhiều sản phẩm bánh ngon và rẻ từ các nước khác nhau, nhưng bánh chưng vẫn được mỗi người dân Việt ưa chuộng. Bánh chưng trở thành một món ăn, một loại bánh mang đậm tính dân tộc. Có thể nói là một trong những loại hình văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và cũng dễ bảo tồn vì nó thực sự gắn kết với mỗi gia đình và cộng đồng. Người dân tự giác và vẫn tiếp tục duy trì phát huy gần như dai dẳng qua thời gian nghề thủ công này bất chấp sự phát triển và hiện đại hóa, công nghiệp hóa của xã hội.
Chính vì vậy, với bàn tay khéo léo và sự linh hoạt của mình, người dân Bờ Đậu – xã Cổ Lũng – tỉnh Thái Nguyên đã biến những bánh chưng rất đỗi thanh quen hàng ngày trở thành một nghề thủ công, trước là làm trong thời gian nông nhàn, giờ trong cơ cấu nghề, nó đã trở thành một nghề chính phát triển song song với nghề nông nghiệp và dịch vụ của làng Bờ Đậu. Với thu nhập ổn định, nghề bánh chưng đang góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của làng và trong toàn địa phương, từng bước thay đổi diện mạo đời sống cư dân nơi đây. Nghề làm bánh chưng truyền thống của làng Bờ Đậu sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi trong đó nó có quy trình làm bằng thủ công mang đậm yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ mở cửa, sự duy trì và phát triển nghề sản xuất thủ công làm bằng phương pháp truyền thống sẽ đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địa phương. Bởi bánh chưng là cái hồn của món ăn Việt. Là hương vị ký ức của quê hương. Để đưa cái hồn của quê hương được bay xa hơn thì cần phải có sự đầu tư một cách bài bản, quy mô hơn, góp phần gìn giữ phát huy nghề truyền
thống mà cha ông để lại. Khi đã trở thành một làng nghề rồi thì cần định hướng cho người dân để đăng ký làng nghề trở thành thương hiệu. Như thế mới có thể bảo tồn mãi mãi bản sắc văn hóa của làng nghề. Và người dân mới có thể sống với làng nghề, xem đó là cội nguồn gốc rễ cần bảo vệ và gìn giữ, phát huy. Để bánh chưng là di sản văn hóa của quê hương cũng cần xác định được vai trò, tác dụng của sản phẩm đối với đời sống của người dân, đối với xã hội và cộng đồng..
Bánh chưng là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Sản phẩm của làng nghề chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam, sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được.
Với những giá trị của nghề bánh chưng đem lại góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng Bờ Đậu nói riêng và của toàn xã Cổ Lũng nói chung, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…Tuy nhiên, trong quá trình phát triển làng nghề bánh chưng Bờ Đậu còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn như: thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thu nhập của người lao động còn thấp. Bên cạnh đó vấn đề tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, sử dụng ma túy và tình trạng ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống dân cư. Do vậy, việc phát triển làng nghề và nghề bánh chưng Bờ Đậu ngày càng phát triển và bền vững cần có những giải pháp từ nhiều phía, nhiều khía cạnh như: sự quan tâm của các cấp chính quyền, ý thức của người dân trong việc sử dụng thế mạnh,
trạng suy thoái, mai một mà một số làng nghề truyền thống đang mắc phải như hiện nay.
Nghề làm bánh chưng của làng Bờ Đậu sẽ được duy trì và tồn tại nếu được các cấp các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và tinh thần. Giúp cho họ xây dựng thương hiệu, đăng ký thương hiệu làng nghề thủ công truyền thống, đầu tư kinh phí truyền dạy của các nghệ nhân, quảng bá cho sản phầm đầu ra….nhằm tạo ra một sản phẩm là đặc sản mang đậm đà bản sắc của quê hương trung du, miền núi. Bằng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá sản phẩm, làng nghề. Để cho du khách khi đến với Thái Nguyên chỉ nhớ về một hương vị đặc trưng của tự nhiên làm từ gạo và đỗ và đó là sản phẩm, là món quà họ đưa về sau chuyến du lịch. Làm được như thế, bánh chưng Bờ Đậu sẽ là sản phẩm góp phần tăng trưởng kinh tế cho người dân và cho quê hương.