Nhân tố người tiêu dùng và sức ép kinh tế

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các yếu tố thị trường, sản phẩm, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động...

Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là sản phẩm. Làng nghề sinh ra nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nông dân về các sản phẩm dùng cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày. Cùng với thời gian, những sản phẩm này mang theo những giá trị văn hoá riêng của tâm hồn người Việt. Nhưng trước hết, nó là những sản phẩm để sử dụng. Do đó, muốn tồn tại nó phải đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện nay. Nghĩa là, nó phải tiện dụng, hình thức mẫu mã đẹp, bền chắc và giá rẻ. Với các sản phẩm là thực phẩm thì nó còn phải đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sản phẩm là bánh chưng – đây là loại bánh rất quen thuộc với người dân Việt Nam, nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, dễ làm nên nghề làm bánh chưng không quá cầu kỳ vào khâu dạy và truyền nghề. Hơn nữa để cho nghề bánh chưng ở Bờ Đậu có thể phát triển mạnh là do nhu cầu về bánh ngày càng lớn. Sự phát triển ngày càng nhanh về kinh tế khiến cho nhiều hộ gia đình không còn đủ những điều kiện để tự tay mua nguyên vật liệu về gói và luộc bánh chưng, nên làng nghề có những thị trường luôn luôn ổn định. Ngoài ra, bánh chưng Bờ Đậu do nằm vị trí thuộc miền núi trung du phía Bắc, nơi có cộng đồng các dân tộc thiểu số quen ăn đồ nếp như Tày, Nùng, Dao, Thái, Sán

Chay, Sán Dìu… mà bánh chưng cũng là loại bánh truyền thống trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc anh em.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề còn là nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm của làng nghề. Có cầu thì mới có cung, nếu thị trường còn có nhu cầu về các loại sản phẩm của làng nghề thì làng nghề mới có thể tồn tại và duy trì. Cũng như vậy với những làng nghề truyền thống, sản phẩm làm ra là sự kết tinh của những tài hoa, là văn hoá phẩm độc đáo, nhất là đối với người nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chống lại sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp cùng loại, các làng nghề cần chú ý đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã sản phẩm, phương thức vận chuyển, thanh toán...

Bên cạnh đó vốn và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định để phát huy các tiềm năng khác về lao động, ngành nghề các nguồn lực khác. Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để giải quyết các yếu tố đầu vào khác. Nếu như hệ thống giao thông vận tải không được cải thiện mạnh mẽ với các tuyến đường quốc gia, đường liên tỉnh thì khả năng thông xe cho những loại xe cơ giới cơ trọng tải và kích thước lớn trở nên khó khăn, vì các loại đường liên huyện, liên xã chủ yếu dành cho các loại xe cơ giới nhỏ và xe thô xơ, hệ thống đường xá không thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển lớn.

Ngoài ra nhân tố khá quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề đó là lao động và kỹ thuật. Về số lượng lao động, làng nghề không chỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm cả người già và trẻ em tham gia vào hoạt động sản xuất. Những nghề là nghề truyền thống thì người già, người ngoài độ tuổi lao động lại có thể là nguồn nhân lực quý giá bởi chính những kinh nghiệm và thời gian làm nghề của họ. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở làng nghề so với các ngành khác. Còn kỹ thuật sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất chưa cao sẽ dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ,

vì thế nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết để phát triển kinh tế làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w