Giải pháp về mặt bằng sản xuất

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 101)

Với sự phát triển như hiện nay của làng nghề bánh chưng Bờ Đậu về cơ sở hạ tầng nói chung và mặt bàng sản xuất nhìn chung là đã có sự tương xứng, đáp ứng đủ yêu cầu để phát triển một làng nghề. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất và thay thế cách thức sản xuất hiện đại vào nghề bánh chưng thì trong tương lai gần làng nghề bánh chưng cũng cần có những biện pháp thích hợp về mặt bằng sản xuất. Với mỗi một làng nghề việc có kết cấu hạ tầng tốt sẽ là điều kiện và nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển, vậy nên làng nghề bánh chưng cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Hai vấn đề lớn tác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề, đó là mạng lưới điện và hệ thống đường giao thông. Đối với mạng lưới và công trình phân phối điện cần tiếp tục mở rộng, hoàn thiện, hỗ trợ trực tiếp cho việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ và tiêu chuẩn hóa mạng lưới điện hạ thế đến từng họ dân và cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện nay, tại làng nghề bánh chưng Bờ Đậu các bếp dùng để đun nấu bánh chưng là các bếp than, sự dụng than đá của mỏ than Khánh Hòa làm nguyên liệu chính. Nhưng về lâu dài, đảm bảo cho sự an toàn và bảo đảm vệ sinh môi trường làng nghề thì các hộ gia đình đang hướng tới lò hơi và bếp điện ba pha thay thế cho bếp than. Do vậy, nếu như đồng loạt các hộ chuyển đổi sang hình thức đun nấu mới như vậy, nguồn điện sẽ cần được đầu tư mới đáp ứng được nhu cầu của làng nghề. Bên cạnh mạng điện lưới chính là mạng internet, qua khảo sát tình hình cho thấy, tuy làng nghề bánh chưng phát triển song chỉ có 10 hộ gia đình sử dụng mạng internet trong tổng số 70 hộ gia đình, chiếm 10 %. Như vậy, sự đầu tư còn khiêm tốn khi việc kết nối buôn bán trên mạng xã hội hiện nay đang là

phương thức phổ biến và ưa chuộng. Vì vậy, các hộ gia đình cần có những hướng đầu tư vốn vào hình xây dựng hệ thống mạng internet nhằm đồng bộ hóa hình thức kinh doanh của làng nghề trong thời gian sắp tới. Với hệ thống giao thông, cũng cần có sự chung tay của nhà nước với người dân trong làng nghề để xây dựng, bảo dưỡng, cải thiện, nâng cấp những đoạn đường giao thông liên tỉnh và đường làng, ngõ xóm.

Tuy nhiên, trong đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải xem xét mức độ hài hòa, phù hợp của hệ thống với môi trường cảnh quan tự nhiên của làng quê Việt Nam. Việc đầu tư xây dựng mặt bằng sản xuất là cần thiết xong cần có tầm nhìn chiến lược để tạo ra sự thẩm mỹ cho cảnh quan của một làng nghề. Trên thực tế thì hiện nay trong làng nghề bánh chưng với sự đô thị hóa cao, nên mạnh nhà nào, nhà nấy xây dựng nhà cửa, cửa hàng theo ý thích của riêng mình. Hiện tại chưa có một quy định rõ ràng nào trong việc xây dựng nhà cửa để bảo tồn nét đẹp trong cảnh quan văn hóa làng xã. Do vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề cũng đang là bài toán cho chính quyền địa phương nói riêng và nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w