Tình hình về vốn của các hộ trong làng nghề

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

Trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Có vốn thì các hộ gia đình mới đầu tư được máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh, quảng bá sản phẩm và nâng cao chất lượng và thương hiệu…Tất cả các cơ sở sản xuất được hỏi đều sử dụng nguồn vốn tự có của mình để sản xuất, kinh doanh. Đồng thời 50% cơ sở sản xuất có vay thêm nguồn vốn chính sách nhà nước để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nhưng số vốn vay có tỷ lệ thấp so với tổng số vốn của cơ sở.

Cũng như nhiều làng nghề khác trên toàn quốc, những người làm nghề bánh chưng Bờ Đậu có vốn chủ yếu là do chính các hộ tự tích lũy, hoặc vay mượn của anh em, bạn bè…Do đó, trong thời kỳ ban đầu mới kinh doanh có lượng vốn thường nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt là mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Thực trạng về sức huy động vốn vào kinh doanh bánh chưng của các hộ thuộc làng Bờ Đậu được lấy từ các nguồn sau:

Thứ nhất là vốn tự có, đây là loại vốn chính được các hộ gia đình tích lũy từ trước như, hay vay mượn từ các anh, em trong gia đình sử dụng vào công việc mua sắm nguyên vật liệu, các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh bánh chưng. Đây là loại vốn được các hộ sử dụng từ khi hình thành làng nghề đến nay. Với sự sản xuất bánh chưng khác với các nghề kim hoàn, hay mộc…thì nghề sản xuất bánh chưng lại không cần nhiều vốn để mở một cửa hàng. Vì nếu như hộ gia đình nào ở mặt đường thì bước đầu đã thuận lợi để cạnh tranh với các cửa hàng khác. Thứ hai, nguyên nhiên liệu

để tạo ra sản phẩm lại khá rẻ. Vì thế, nếu như chỉ gói bán khoảng 200 chiếc bánh chưng bán trong các ngày thường thì số vốn dùng vào đầu tư đủ sức với một gia đình “trung nông” khi muốn đổi nghề sang kinh doanh. Trong những năm gần đây, do sức hút từ nguồn lợi kinh tế mà bánh chưng đem lại, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ làm nông nghiệp chuyển sang kinh doanh bánh chưng. Những hộ gia đình nào ở gần mặt đường thì số vốn bỏ ra tu sửa vào mua thiết bị ít hơn so với những hộ trong ngõ thuê đất ngoài mặt đường để kinh doanh. Nhưng số vốn để bỏ ra bắt đầu sản xuất và kinh doanh nhỏ nhất cũng phải từ 50 triệu trở lên.

Thứ hai, loại vốn được hỗ trợ từ UBND xã, huyện, tỉnh và của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, hội Phụ nữ, hội Nông dân tập thể... Hàng năm, các tổ chức, cơ quan này thường có chính sách cho các hộ trong làng nghề vay vốn ưu đãi nhằm phát triển làng nghề. Năm 2012, xã Cổ Lũng đã cho Hội làng nghề bánh chưng vay 100 triệu, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên cho vay các hộ gia đình trong làng nghề vay 500 triệu theo dự án 50/50 [2]. Theo dự án này, thì khi các hộ vay mua sắm thiết bị thì chỉ cần trả một nửa số tiền thiết bị ấy, còn nửa còn lại Hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên sẽ chi trả. Với số tiền này được chủ tịch Hội làng nghề bánh chưng cấp đều cho những hộ có nhu cầu vay vốn. Như lời ông Vũ Xuân Luận – trưởng thôn cho biết: “với số tiền như vậy thì mỗi hộ được vay tối thiểu là 25 triệu và tối đa là 50 triệu, số tiền này dùng để các hộ mua sắm trang thiết bị, mở rộng cửa hàng…”. Với số tiền được các cơ quan tổ chức cho vay lãi suất thấp 0,5 %/

tháng. Phần nào đã tạo điều kiện cho các hộ khó khăn tiếp tục đầu tư vào công việc nhằm trụ vững, xây dựng làng nghề ngày trở thành bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)