Từ khi làng nghề được hình thành và phát triển mạnh mẽ hiện nay làm đời sống kinh tế, xã hội của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, an ninh trật tự đảm bảo, nhiều truyền thống tốt đẹp của làng được khôi phục lại, một số năm gần đây làng đã xây dựng được quy ước của làng, chú trọng giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho con em họ. Kết quả là những năm gần đây tỷ lệ người theo học các trường đại học chuyên nghiệp đạt tỷ lệ cao so với những năm trước và so với những làng lân cận. Quan trọng hơn là việc phát triển nghề bánh chưng đã tiếp tục giải quyết tốt vấn đề lao động tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, giảm dần các tệ nạn xã hội và giúp giải quyết sức ép về việc làm lúc nông nhàn, hạn chế được dòng chảy lao động nông nhàn lên thành phố.
Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển làng nghề bánh chưng còn theo hướng chuyên môn hóa sâu hơn. Điển hình bằng kinh nghiệm trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, một số người lao động, hộ thủ công đã tách ra độc lập thành các cơ sở dịch vụ buôn bán khác như: xăng dầu, cơ khí, quần áo, siêu thị nhỏ, sửa chữa xe máy, đồ ăn nhanh…Đặc biệt mấy năm gần đây, từ việc bán bánh chưng thuần túy một số hộ đã mở cơ sở sản xuất bánh mỳ chất lượng cao làm phong phú thêm loại hình kinh doanh các mặt hàng của làng nghề.
Ở làng nghề, không chỉ có cơ cấu lao động xã biến đổi, mà cơ cấu lao động trong một gia đình cũng biến đổi sâu sắc. Không ít các hộ kiêm luôn cả nghề nông, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, do đó số lao động trong gia đình cũng phải phân công một cách hợp lý với từng loại công việc trong nghề đó. Trong các gia đình này thường khi mùa vụ lúa trong năm phải cắt cử người đi
làm, hoặc thuê thợ cấy và thợ gặt làm nhưng vẫn phải ra đồng cùng làm với thợ để đảm bảo đúng tiến độ và năng suất. Thường các hộ mà kiêm luôn cả nghề nông là các hộ ở trong ngõ, chỉ gói bánh chưng buôn cho các của hàng ngoài mặt đường, nên vẫn có thời gian và nhất là vẫn có khung đất rộng trong nhà để phục vụ cho công việc đồng áng. Ngoài việc trồng lúa, các hộ trong ngõ còn phát triển thêm nghề truyền thống đó là trồng và chế biến chè trên các quả đồi gần nhà. Với công việc đa dạng này, đòi hỏi các hộ trong làng nghề luân phiên được số giờ lao động, số người lao động một cách hiệu quả nhất. Thậm chí cơ cấu lao động của các làng xung quanh cũng biến đổi theo nhu cầu của làng nghề, vì họ thuê lao động ở làng khác về làm nông nghiệp, còn họ tập trung vào làm nghề thủ công có thu nhập cao và ổn định. Trong số các hội viên làm nghề, phần nhiều là các hộ cho các gia đình làng khác thân quen với mình, hoặc ruộng gần với các gia đình ấy thỏa thuận “cấy rẽ” – một hình thức khoán sản phẩm theo ruộng. Ví dụ, khi cho người khác cấy lúa trên 1 sào ruộng, thì người kia phải trả từ 50 – 80kg/thóc/ vụ cho chủ cho thuê. Việc thuê người làm của các làng khác vào làm nghề bánh chưng, làm nông, cho thuê ruộng…đã tạo ra động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; được coi như động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân, nâng cao trình độ dân trí.
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, nghề làm bánh chưng không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong làng nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để làng nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút
nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.
Việc phát triển nghề bánh chưng được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị.
Về lao động: Mỗi cơ sở sản xuất có khoảng từ 3 - 7 người tham gia
sản xuất, trong đó, số lượng lao động tranh thủ được trong gia đình là từ 1 - 3 người, còn lại đa phần đều được thuê từ bên ngoài. Hầu hết lao động đều là lao động phổ thông, chủ yếu sinh sống trong làng và các xóm xung quanh. Trong số đó, chỉ những người trong gia đình mới được truyền nghề cũng như đảm nhiệm các công việc chính. Mặc dù hầu hết các lao động (95% NLĐ) đều hài lòng với việc phân chia công việc hiện tại của các chủ cơ sở nhưng vẫn có 50% NLĐ muốn trực tiếp làm ra sản phẩm để học hỏi kinh nghiệm, số còn lại là theo ý của chủ cơ sở sản xuất, miễn là công việc đơn giản, dễ làm, ổn định, tiền công được trả theo đúng với công sức.v.v..
Ở một số cơ sở sản xuất nhỏ, không thuê nhân công thì không có sự phân biệt công việc mà chính người chủ phải kiêm nhiệm hết tất cả các vai trò. Tuy nhiên, hầu hết các CSSX đều cần ít nhất là một người phụ giúp, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, khoảng tháng 10 - 12 âm lịch. Ở thời điểm này, theo thực tế khảo sát có khoảng 36,4% CSSX thiếu lao động. Hầu hết cách xử lí là thuê thêm lao động ngoài (100% CSSX), bên cạnh đó, họ có thể tận dụng thêm nguồn lao động trong gia đình, chủ yếu là tranh thủ thời gian rãnh rỗi từ con cái vào dịp cuối năm. Nhìn chung, lượng lao động trong mỗi
Hơn 90% CSSX cho rằng số lượng lao động không thay đổi, chỉ có 10% CSSX có sự tăng lên về số lượng lao động. Việc tuyển dụng lao động tỏ ra không mấy khó khăn đối với các chủ cơ sở do nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động không cao. Công lao động được trả theo ngày công, mỗi ngày công theo năng lực làm của từng cá nhân là từ 150.000 – 200.000 đối với họ, tiền công hiện nay như vậy là vừa, trong số đó, có khoảng 86% NLĐ cho rằng có được tăng tiền công, chủ yếu do thu nhập từ cơ sở sản xuất tăng (84%NLĐ) và một phần là do giá cả tăng (24%NLĐ). Ngoài ra, có 80% NLĐ cho rằng còn được thưởng thêm nhờ cơ sở bán được nhiều hoặc bồi dưỡng cho những công việc nặng nhọc [4].