CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ LÀM BÁNH CHƯNG ĐẾN BIẾN ĐỔI KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI LÀNG BỜ ĐẬU.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 67)

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI LÀNG BỜ ĐẬU. 3.1 Nghề bánh chưng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn. Mục tiêu nâng cao đời sống của cư dân nông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt được nếu trong nông thôn có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển thanh bình với hệ thống làng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ văn minh, lành mạnh.

Phát triển làng nghề bánh chưng nói chung và các nghề phụ khác làm thay đổi cơ cấu thu nhập giữa các ngành sản xuất vật chất của làng. Nghề, làng nghề phát triển làm tăng thu nhập của nghề đó về mặt giá trị, từ đó làm thay đổi tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp trong tỷ trọng giá trị sản lượng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong làng và trong toàn xã.

Nếu như những năm 80 của thế kỷ trước, làng nghề bánh chưng Bờ Đậu vẫn là làng nông nghiệp thuần túy, thì hiện nay làng nghề đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu nông nghiệp giảm mạnh, thay vào đó là thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại. Số hộ làm nông nghiệp chỉ còn 10% so với tỉ trọng chung của toàn làng. Trong đó số người theo ngành nghề buôn bán thì tăng mạnh chiếm đến 70%. Hiện nay số người trong Hội nông dân của làng Bờ Đậu là 80 hội viên, nhưng thực số hộ làm nghề nông nghiệp – làm ruộng chỉ còn 20 hộ gia đình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long – chủ nhiệm Hội nông dân làng Bờ Đậu: trong 20 hộ làm nông nghiệp thìchỉ có trên 10 hộ là làm nông nghiệp thuần túy. Ngoài ra, các hộ kiêm thêm các ngành nghề khác.

Trong quá trình phát triển, làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.Xét trên góc độ phân công lao động thì làng nghề đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu là tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Bảng 2: Thống kê số hộ thay đổi ngành nghề tại làng Bờ Đậu (2007 - 2012) Đơn vị: hộ gia đình Ngành 200 7 200 8 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp 40 36 25 22 20 20 Nghề bánh chưng 30 40 48 63 70 70 Thương nghiệp và nghề khác 166 160 163 151 146 146 Tổng số hộ 236

(Nguồn:Báo cáo phát triển làng nghề bánh chưng Bờ Đậu từ năm 2007 – 2012)

Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Nếu như làm một bài toán so sánh nhỏ thì chúng ta sẽ thấy việc làm nghề bánh chưng đem lại thu nhập kinh tế cao gấp nhiều lần so với nông nghiệp. Mỗi một tháng trừ chi phí thì gia đình cô Sỹ Oanh – một cửa hàng bánh chưng khá giả ở làng Bờ Đậu cũng thu về 10 triệu đồng/ tháng. Trong khi 1 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp 1 sào thu được 150kg thóc, giá thóc trên thị trường hiện nay là 1 tạ lúa loại Khang Dân là 680. 000. Như vậy, hộ gia đình nào đến mùa vụ thu được 1 tấn lúa thì mới bán được 6 triệu 8 trăm nghìn đồng (trong 3 tháng cây lúa sinh

trưởng). Ngoài ra chưa kể những chi phí phải bỏ ra thuê thợ cấy, thợ gặt (công thợ cấy, thợ gặt dao động từ 150. 000 – 180.000 đồng/ ngày công) tiền phân đạm, tiền lúa giống, thuốc diệt cỏ, điện nước…Tính ra như vậy, người nông dân chỉ đủ ăn, chứ không có những khoản dư thừa nhiều. Trong khi ấy, vào những tháng tết có hộ gia đình kinh doanh bánh chưng lãi hàng trăm triệu đồng, do những hộ này có nhiều mối đặt hàng trong và ngoài tỉnh.

Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở làng nghề đạt 60 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 - 40% cho nông nghiệp. Chính vì thế, các gia đình có mặt bằng bám sát ven đường đều đua nhau làm bánh chưng và buôn bán, bỏ hẳn nông nghiệp. Ruộng đất lúc này bỏ hoang, hoặc bán lại cho các gia đình trong xóm, hoặc lại cho hình thức cấy “rẽ” để lấy sản phẩm. Việc bán lại ruộng đất, và cho người khác trồng cấy trên mảnh ruộng của mình cũng góp phần thúc đẩy các hộ chuyên làm nghề nông phát triển. Về phía các hộ làm nông nghiệp cũng tranh thủ các thời gian nông nhàn phụ giúp các công việc làm bánh chưng để tăng thêm thu nhập. Ví dụ như: việc rửa lá dong thuê 1000 lá = 50.000 đồng, như vậy, 1 ngày mà làm tích cực thì người nông dân cũng thu về từ 50 – 100 nghìn đồng. Ngoài việc chuyển dịch sang làm nghề bánh thì có những trung gian mở cửa hàng mua các loại bánh chưng, bánh gai, bánh su sê, bánh dẻo, tương ớt…để bán cho khách qua đường. Những người làm nghề dịch vụ buôn bán kiểu này những năm gần đây mọc ra khá nhiều ở làng Bờ

Đậu. Việc kinh doanh buôn bán như vậy ít nhiều cũng đem lại thu nhập cao hơn làm nông nghiệp. Đa phần những hộ mới mở ra cửa hàng này là những công nhân viên chức về hưu mở cửa hàng để phụ giúp gia đình và tận dụng thời gian nhàn dỗi. Với thu nhập kinh tế cao và ổn định, xã hội làng nghề bánh chưng phân tầng rõ rệt chia thành các mức khác nhau.

Bảng 3: Tỷ lệ giàu nghèo của các hộ ở làng Bờ Đậu hiện nay

STT Loại hộ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hộ giàu 52 22,03 2 Hộ khá 158 66,95 3 Hộ trung bình 26 11,02 4 Hộ nghèo 0 0 Tổng 236 100 (Nguồn: Khảo sát thực tế )

Quá trình công nghiệp hóa và xu hướng đô thị hóa đã làm cho diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, kéo theo một lực lượng lớn lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn không có việc làm... Bên cạnh đó, đa số lực lượng lao động di dân từ nông thôn ra các thành phố và các đô thị chủ yếu là nam giới nên đã làm mất cân bằng trong cơ cấu lao động của khu vực nông thôn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, việc phát triển nghề bánh chưng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện hiệu quả chủ trương “Ly nông bất ly hương”.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w