Tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của nghề và làng nghề. Khác với thời bao cấp, nhu cầu thị trường tương đối ổn định, chậm thay đổi, khi chuyển sang kinh tế thị trường, do cơ chế cạnh tranh nên nhu cầu thị trường luôn thay đổi. Do đó việc tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường là vấn đề rất cần thiết. Hiện nay sản phẩm làng nghề bánh chưng được tiêu thụ thông qua hai hình thức chủ yếu:
Một là, hộ gia đình tự bán sản phẩm đến khách hàng - hình thức này là khá phổ biến. Do vị trí làng nghề bám dọc theo đường quốc lộ nên mỗi hộ sản xuất là mỗi hộ kinh doanh bán hàng cho các khách qua đường thông qua các chiêu thức mời chào, maketing.
Hai là, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề, với hình thức này hàng bán ít, do thị trường và các doanh nghiệp còn khá nhỏ lẻ. Có thể nhận thấy thị trường làng nghề bánh chưng Bờ Đậu còn nhỏ hẹp, các sản phẩm chỉ tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và một số ít là các vùng lân cận. Nếu so sánh với làng bánh chưng Tranh Khúc thì thị trường bánh chưng Tranh Khúc rộng hơn rất nhiều so với Bờ Đậu. Thứ nhất, thị trường của làng nghề Tranh Khúc là thành phố Hà Nội – một thành phố có dân số đứng hai cả nước, và các tỉnh, các huyện lân cận; vì thế bánh chưng Tranh Khúc hàng năm tiêu thụ được khá lớn. Trong khi, thị trường của làng nghề Bờ Đậu là thành phố nhỏ Thái Nguyên và các huyện lân cận, số lượng dân cư thưa thớt, dẫn đến việc tiêu thụ bánh chưng hàng năm cũng không lớn. Ngoài ra về mẫu mã và hình thức, chất lượng sản phẩm của bánh chưng Bờ Đậu lại không phong phú bằng Tranh Khúc. Chẳng hạn, ở Tranh Khúc về mẫu mã chúng ta thấy có những hộ gia đình chuyên sản xuất các loại bánh chưng cốm, bánh chưng gấc, bánh chưng đen, bánh chưng tím lá cẩm…rất đẹp mắt và chất lượng. Bánh chưng Bờ Đậu chỉ làm những loại ấy khi có khách đặt hàng và chỉ đơn điệu trong những bánh chưng xanh vuông và dài (bánh chưng Tét
hoặc bánh chưng Tày). Để có thể mở rộng được thị trường của mình, bánh chưng Bờ Đậu cần có những giải pháp như sau:
Trước tiên, các hộ gia đình, các doanh nghiệp nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, khẳng định vị trí và uy tín sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy khi so sánh với bánh chưng Tranh Khúc – Thanh Trì – Hà Nội thì bánh chưng Bờ Đậu về mặt chất lượng khá tốt nhưng về mặt đa dạng thì không có, mẫu mã đơn điệu, chưa có thương hiệu, cũng như mã vạch để có thể cạnh tranh trên các thị trường lớn. Chẳng hạn về hình thức hút chân không để đảm bảo vệ sinh và giữ được lâu ngày thì bánh chưng Bờ Đậu vẫn chưa cải tiến được nên chưa tấn công vào các khách hàng khó tính và các siêu thị lớn.
Thứ hai là thông qua thị trường du lịch. Những năm gần đây Thái Nguyên đang chú trọng thúc đẩy mũi nhọn phát triển kinh tế thông qua phát triển du lịch, và đây cũng là thế mạnh tiềm năng lớn của tỉnh. Từ năm 2011 đến nay tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công hai Fesrival Trà Quốc Tế, trong những lần lễ hội trà này, thì làng nghề bánh chưng Bờ Đậu cũng được đưa vào danh mục những điểm du lịch tỉnh Thái Nguyên mà khách du lịch nên đến. Chính vì vậy, trong hai mùa Festival 2011 và năm 2013 cùng với nhiều làng chè thì làng nghề bánh chưng Bờ Đậu là nơi thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và trải nghiệm, góp phần thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm mới. Với sản phẩm là bánh chưng thì qua đó giới thiệu với các khách du lịch quốc tế về bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc Việt truyền thống. Du lịch làng nghề là một hướng đi mới, tích cực và đang được nhiều làng nghề áp dụng như làng nghề gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tương bần Hưng Yên, làng chiếu cói - Nga Sơn - Thanh Hóa…Ngoài ra, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên
Thứ ba là tham gia vào các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Đây là một trong những biện pháp quảng cáo, chào hàng hiệu quả. Theo ông Nguyễn Hải
Âu thì hàng năm làng nghề đều được Sở Thương mại tỉnh Thái Nguyên cho phép và tạo điều kiện cho làng nghề được tham gia tất cả các hội chợ lớn trong tỉnh. Ngoài ra, làng nghề cũng được các hiệp hội làng nghề và Sở thương mại tỉnh Thái Nguyên cử đi tham dự hội chợ của các tỉnh lân cận. Qua những lần tham gia hội chợ, làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của làng nghề, quan trọng hơn những hội viên làng nghề học hỏi được những kinh nghiệm tổ chức sản xuất, và phương pháp maketing sản phẩm của các làng nghề khác.