Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 97)

Những lao động chính trong làng nghề, những người thực sự am hiểu về làng nghề và có thể làm ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo thì hiện nay phần lớn đều là lớn tuổi, phụ nữ và còn rất ít. Thay vào đó là đội ngũ trẻ, thiếu kinh nghiệm và tay nghề chưa cao do đó việc cấp bách hiện nay là đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, có tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và tại làng nghề bánh chưng Bờ Đậu nói riêng đội ngũ thợ làng nghề được đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc, vừa học vừa làm, cứ thế các thế hệ thủ công làng nghề nối tiếp nhau. Vì vậy, để đào tạo được đội ngũ lao động như mong đợi thì trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng để họ thấy được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn và có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề. Chỉ có vậy, họ mới lĩnh hội hết tinh hoa của nghề, để rồi họ tự nguyện học hỏi và làm nghề ngay từ khi tiếp xúc.

Trên thực tế, dù đã có Hội làng nghề được thành lập từ ngày 27/4/2012 nhưng đến nay vài trò của Hội vẫn chưa dược phát huy đúng với vị trí của Hội. Đơn cử như từ khi thành lập đến nay, Hội chưa có động thái gì về việc sẽ mở các lớp dạy nghề gói bánh chưng cho các thế hệ trẻ tuổi. Hơn nữa, từ trước đến nay, với quan niệm dân gian của người dân Việt Nam luôn coi các nghề thủ công truyền thống là một nghề phụ. Do vậy, ngay từ khi còn nhỏ các hộ gia đình đã khuyến khích con em của hộ theo đuổi việc học hành ở các trường đại học lớn trong và ngoài tỉnh. Nếu có thất học thì con em của họ cũng đi làm các nghề khác như sửa chữa vi tính, xe máy, buôn bán…chứ ít khi xác định ngay từ đầu quay về làng đầu tư, phát triển nghề bánh chưng, rồi coi nghề ấy là một nghề kiếm sống chính cho cuộc sống của họ. Để có khắc phục tình trạng thừa lao động nhưng vẫn thiếu người theo nghề cần có những biện pháp bước đầu sau:

Có chính sách hỗ trợ nghề cho người lao động, việc đào tạo phải gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động.Tổ chức dạy nghề theo lối cổ truyền. Tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn tại chỗ. Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao tay nghề tại các cơ sở sản xuất.

Tổ chức các khóa đào tạo cho các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kễ mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới để hình thành đội ngũ giảng viên đào tạo, truyền nghề và phát triển nghề. Khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân với các trường dạy nghề, công ty…

Chính quyền nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các lớp học nghề tại địa phương. Đồng thời có những chính sách thích hợp và ưu đãi không chỉ đối với các nghệ nhân mà còn đối với những người thợ giỏi để họ yên tâm mà chuyên tâm với nghề, đào tạo ra những lớp thợ có trình độ nghề nghiệp cao. Đối với các nghệ nhân, không chỉ dừng lại ở hình thức tôn vinh mà quan trọng hơn cả là giúp họ phát huy hết khả năng về tinh hoa và kinh nghiệm vào việc phát triển nghề nghiệp của địa phương mình. Ngoài ra, việc gắn làng nghề với sự phát triển du lịch thu hút được khách đến thăm quan nhằm quảng bá sản phẩm và xuất khẩu tại chỗ thì người dân cần có cải biến về cách thức bán hàng như việc biết được một số ngoại ngữ. Việc có nhiều khách nước ngoài đến làng nghề và thăm các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh qua làng nghề cũng tạo điều kiện cho làng nghề bánh chưng tiêu thụ được các loại sản phẩm của mình. Nhưng làm được điều ấy phải có những chính sách nhất định trong tương lại gần trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ ngoại ngữ cho người bán hàng.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w