Xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông. Việc phát triển nghề và làng nghề đã và đang tạo ra thu nhập cao và ổn định cho người dân, từ đó đã có tác động tích cực góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn nói chung và làng nghề bánh chưng nói riêng.

Về làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, nơi đây, họ không đặt ra vấn đề giảm nghèo mà đặt ra vấn đề phải vươn lên giàu có. Bởi vì, ở đây không còn hộ đói, tỷ lệ người nghèo còn thấp. Điều đặc biệt, tại làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, người ta quan niệm “cái nghèo”, khác với “cái nghèo” ở nhiều nơi khác. Nghèo ở làng nghề bánh chưng là vẫn có tiền ăn quà sáng, gia đình vẫn có gần đầy đủ những tiện nghi cần thiết như đài, ti vi,…(nhưng không phải là các loại đắt tiền nhất), nhưng chưa đủ tiền tích lũy để mua sắm tư liệu sản xuất cho các công việc của mình như: các nồi xoong inox to dùng để luộc bánh, xây dựng của hàng tiện nghi, rộng rãi, khang trang, không có tủ bảo ôn…Người giàu ở làng ngoài có cửa hàng rộng rãi, tiện nghi đủ dùng, họ còn

có đủ vốn đầu tư vào sản xuất (mua sắm thiết bị, máy móc, thiết bị, nguyên liệu) để trở thành các ông chủ vừa và nhỏ ở trong làng nghề. Giàu trong mong muốn của người Bờ Đậu là vừa làm thợ vừa làm ông chủ trong kinh doanh, sản xuất. Hiện trong các hội viên của làng nghề bánh chưng thì có khoảng 10 gia đình được coi là các “đại gia” của làng, vì số hộ này thu nhập về kinh doanh bánh chưng rất lớn, có tiền mua sắm ô tô và các trang thiết bị đắt tiền trong gia đình, thậm chí là xây các cửa hàng, nhà hàng vừa bán bánh chưng vừa phục vụ ăn uống tại chỗ cho hàng trăm người. Theo thống kê của xã Cổ Lũng năm 2013 số lượng người giàu và khá ở làng Bờ Đậu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp 3 đến 4,5 lần so với các làng nghề thuần nông, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong toàn xã xuống còn 15,38% . Điển hình là có 100% hộ gia đình là mái ngói, mái bằng trong đó có hơn 60% hộ hai tầng, không còn nhà nào dột nát [4].

Theo như ông Hải Âu trưởng ban làng nghề của làng cho biết: thu nhập lao động bình quân của các hội viên làng nghề là 5- 7 triệu/ tháng đối với những hộ làm nghề bánh chưng khi trừ hết các chi phí. Việc phát triển nghề sản xuất bánh chưng không chỉ làm giàu cho chính làng Bờ Đậu mà còn góp phần không nhỏ với việc tăng thu nhập cho những lao động từ nhiều nơi khác đến. Khi tiến hành khảo sát, các hộ gia đình thuê từ 3 -5 người làm, số người lam động làm thuê tại làng hàng ngày từ 150 – 200 lao động, ngày công lao động là 150.000/ngày làm từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Những người lao động được thuê làm đầy đủ tất cả các khâu của quá trình làm bánh. Trong đó, số lượng lao động thuê làm thì lao đông động nữ nhiều hơn nam giới. Như vậy, nếu làm đủ số ngày trong một tháng thì người lao động cũng kiếm được 4,5 triệu/tháng (chưa kể tiền thưởng). Với số tiền công như vậy là khá cao so với việc làm nghề nông thuần túy. Lao động trẻ em và người già cũng tham gia vào công việc rửa lá rong thuê để kiếm tiền. Theo đó, cứ rửa 1000 lá dong

thì được 25.000 đồng. Như vậy, một ngày tranh thủ thời gian thì thành phần lao động trẻ em và người già cũng thu được từ 50.000 – 100.000 đồng.

Việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của làng nghề bánh chưng Bờ Đậu trong những năm gần đây đã góp phần tích cực, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn được xây dựng hoàn thiện hơn, ngày càng khang trang, hiện đại hơn, tập quán sinh hoạt có sự thay đổi. Bên cạnh đó, phát triển nghề còn thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn, góp phần xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, hình thành các vùng nghề, cụm làng nghề. Thực tế, cho thấy, những năm gần đây đời sống xã hội của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, nhiều tập quán truyền thống tốt đẹp của nhân dân được khôi phục. Tuy không phải là làng xã cổ truyền, nhưng họ cũng xây dựng được quy ước làng dựa trên nhiều tiêu chí và có tham khảo của các làng nghề khác. Họ còn chú trọng vào giáo dục truyền thống, định hướng nghề nghiệp cho con cháu, hạn chế các tệ nạn xã hội. Theo thống kê năm 2013 của trưởng xóm Vũ Văn Luận cho biết: “cả làng những năm

gần đây số người nghiện ma túy giảm, không có trường hợp trộm cắp tài sản, không có nạn tảo hôn. Nhiều năm liền làng được bầu là làng trong sạch không có tệ nạn xã hội của xã”. Đến cuối năm 2009, với sự chung tay góp sức của

UBND xã Cổ Lũng và nhân dân trong làng đã xây dựng được nhà văn hóa khang trang và rộng rãi, từ đó đến nay nơi đây tạo ra nhiều chương trình giao lưu văn hóa – thể dục thể thao của làng như bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, ca hát của chị em phụ nữ, nơi họp của cấp chính quyền thôn…

Với sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng từ xã, huyện, tỉnh đã xây dựng làng nghề bánh chưng vừa là làng nghề truyền thống vừa là điểm thu hút khách du lịch, nên những năm gần đây với sự đầu tư mạnh mẽ, từng bước thúc đẩy sự thay đổi diện mạo của làng nông thôn sang mô hình thu nhỏ của đô thị, thị trấn, thị tứ…Với trục đường chính là đường quốc lộ đường trải

nhựa, rộng rãi, các cây cột điện cao áp, cáp điện thoại và internet chạy đến mọi nhà có nhu cầu, hệ thống cấp thoát nước của làng đang được dần hoàn thiện trong cuối năm 2014, sẽ góp phần rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn của làng, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, nghề thủ công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng thời cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các loại sản phẩm được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làng nghề đóng góp vai trò động lực.

Ở làng Bờ Đậu có nhiều ngành nghề phát triển hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Dần dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nông thôn đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ. Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầu khách quan trong phát triển làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w