Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc xây dựng khu vực xử lý chất thải, xử lý bụi của làng nghề bánh chưng Bờ Đậu còn nhiều bất cập, gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và hình ảnh vệ sinh an toàn thực phẩm làng nghề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề một phần là do tình hìn kinh tế của các hộ gia đình còn kém, vốn ít, không có khả năng đầu tư cho sản xuất hiện đại. Hơn thế, việc quy hoạch còn chưa mạnh dạn, chưa có tính thống nhất giữa các hộ trong làng nghề, do đó còn mang tính tự phát chưa được quản lý chặt chẽ và có thiếu sự đồng bộ trong hệ thống. Đơn cử như nhiều hộ gia đình vì sợ khói than bay ngược vào trong nhà nên đã xây bếp nấu bánh chưng sát mép đường, hoặc ngay lối vào cổng nhà văn hóa của làng, điều này gây mất tính mỹ quan và sự an toàn trong làng nghề. Nhất là, sự đảm bảo an toàn chát nổ chưa được đề cao. Khảo sát trong 70 hộ gia đình gói và bán bánh chưng hì chỉ có 2/3 số hộ là có bình xịt chống cháy nổ trong nhà. Số hộ còn lại cho rằng: sự chuẩn bị ấy là không cần thiết vì gia đình họ làm khá an toàn.
Xây dựng và phát triển làng nghề, nghề bánh chưng Bờ Đậu phải gắn với việc bảo vệ môi trường, lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường, giáo dục nâng cao hiểu biết cho người dân làng nghề, để họ nhận thức cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường đắt gấp nhiều lần so với lợi nhuận kinh tế đem lại. Để từ đó họ thay đổi nhận thức chung tay bảo vệ môi trường từ trong mỗi hành vi của từng hộ gia đình, từng cá nhân. Những hộ gia đình cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng tạo ra không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động. Trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các bếp nấu bánh, hoặc cải thiện ô nhiễm không khí bằng cách thay thế dần các bếp than bằng bếp điện ba pha vừa thuận tiện lại đáp ứng được mức độ nhiệt để đun nấu. Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây còn yếu, nên môi trường làng nghề bị ô nhiễm là điều không tránh khỏi. Với làng nghề Bờ Đậu thì những hộ gia đình kinh doanh mọi mặt hàng như bánh mì, bánh chưng, sản xuất cơ khí, mua bán xăng dầu, sắt vụn và chăn nuôi phải có ý thức giữ gìn và xử lý vệ sinh tốt nhất có thể.
gia đình có điều kiện phát triển nghề truyền thống với quy mô bên trong là các xưởng sản xuất, bên ngoài là các gian trưng bày và bán các sản phẩm. Có thể đây là mô hình tạm thời nhưng phần nào cũng giải quyết được sự ô nhiễm của làng nghề, tạo hình ảnh sạch sẽ hơn hiện nay.