Quốc hội phải trở thành một trung tâm quyền lực mạnh đối trọng với các trung tâm quyền lực khác Pháp luật và cơ chế đối trọng

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 31 - 35)

trọng với các trung tâm quyền lực khác. Pháp luật và cơ chế đối trọng giữa các trung tâm quyền lực sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nền tảng để đảm bảo tính pháp quyền.

Không riêng gì Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp các nước trên thế giới đều có những tuyên bố khoa trương về quyền lực của Quốc hội hoặc quyền lực của người đứng đầu chính thể, nhưng trên thực tế, hoạt động của các đảng phái chính trị, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và thủ tục vận hành quyền lực nhà nước đã tạo ra một bức tranh khác. Đặc điểm về tổ chức của Nhà nước pháp quyền tạo ra ba trung tâm quyền lực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong nền chính trị đặc thù của nước ta còn hình thành một trung tâm quyền lực thứ tư là Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ thể:

Cơ quan lập pháp: nắm các quyền liên quan đến xây dựng và ban hành pháp luật, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan hành pháp. Những quyền năng này có đặc điểm là không thể thực hiện được bởi một cá nhân mà chỉ có thể hiện thực hoá được thông qua hoạt động của tập thể các thành viên cơ quan lập pháp với địa vị pháp lý bình đẳng. Vì vậy hiệu quả thực hiện các quyền năng này phụ thuộc vào địa vị pháp lý, sự năng động của các thành viên, đồng thời phải có cơ chế hữu hiệu để họ có thể liên kết lại với nhau.

Cơ quan hành pháp: nắm các quyền liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật, quản lý hành chính. Các quyền này thường mang tính chất “ra lệnh”, gắn liền với các cá nhân cụ thể, là người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy hành pháp (Thủ tướng, các Bộ trưởng v.v.). Vì gắn liền với các cá nhân nên những quyền này luôn có nguy cơ bị sử dụng theo ý chí chủ quan, tuỳ tiện, đi chệch hướng. Hơn nữa, các quyền năng này còn được bảo đảm bởi điều kiện vật chất dồi dào và bộ máy hành chính gồm đông đảo các công chức có trình độ và kinh nghiệm. Do vậy, trong nhà nước pháp quyền, hành pháp cần phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan lập pháp và chịu sự phán xử của toà án về tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính.

Cơ quan tư pháp: nắm các quyền về xét xử, phân định một hành vi là phù hợp hay vi phạm pháp luật. Địa chỉ cụ thể của quyền tài phán này không nằm ở hệ thống cơ quan tư pháp hay tập thể các thành viên của nó, mà nằm trong tay một hay một số thẩm phán trong những tình huống cụ thể, nhân danh Nhà nước thực hiện quyền xét xử. Các quyết định của thẩm phán chỉ đảm bảo tính vô tư, khách quan khi họ không chịu bất kỳ sức ép nào từ phía các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, tính độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của cơ quan tư pháp có hiệu quả, đảm bảo tính tối thượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Đảng cộng sản Việt Nam: là nơi sản sinh ra các ý tưởng. Đảng nắm quyền lãnh đạo, đề ra chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy sự phát triển xã

hội và quyền giới thiệu đảng viên ứng cử vào các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Ở các nước có nhiều đảng chính trị hoạt động, đảng không hình thành nên một trung tâm quyền lực mà chỉ là một tổ chức lỏng lẻo của những người có cùng chính kiến. Đảng cầm quyền luôn chịu sự chỉ trích gay gắt của các đảng đối lập vì vậy cho dù có các thành viên trong các vị trí chủ chốt của bộ máy nhà nước, cũng không hình thành quyền lực riêng của Đảng. Nước ta có đặc thù Đảng cộng sản Việt Nam là duy nhất lãnh đạo nhà nước, được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy từ trung ương đến địa phương, có đảng viên tham gia vào hầu hết các vị trí chủ chốt của nhà nước, vì vậy, quyền lực của Đảng là khách quan. Trong hai quyền năng của Đảng (quyền lãnh đạo và quyền giới thiệu đảng viên ứng cử vào các chức vụ chủ chốt của Nhà nước) thì quyền thứ hai, về lý thuyết ít quan trọng hơn, nhưng trên thực tế là quyền có trọng lượng, tạo ra sức mạnh và quyền uy của Đảng. Trong điều kiện một Đảng, sự giới thiệu này gần như là chắc chắn. Giới công chức thường có câu “Cả đời phấn đấu không bằng một lần cơ cấu”, phần nào chứng minh cho sức mạnh thực tiễn của quyền năng này. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi có những quy định cụ thể của pháp luật để đảm bảo tính độc lập và sự đối trọng của các hệ thống cơ quan nhà nước với hệ thống cơ quan của Đảng. Đảng lãnh đạo nhưng không can thiệp, bao biện, làm thay công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nếu vi phạm thì cũng bị xét xử tại toà án như các tổ chức khác.

Để đảm bảo cho cơ chế đối trọng giữa các trung tâm quyền lực này vận hành, pháp luật trong nhà nước pháp quyền trước hết phải quy định địa vị pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cụ thể hoá các quyền năng cho từng hệ thống cơ quan; mặt khác phải đảm bảo tính độc lập của chúng.

Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước cần đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng và duy trì cơ chế đối trọng, góp phần kiểm soát quyền lực, đảm bảo Nhà nước pháp quyền

hoạt động có hiệu quả. Vai trò của Quốc hội được thể hiện qua những mối quan hệ cơ bản sau đây:

Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp, Quốc hội là cơ quan ban hành pháp luật, là nguồn để cơ quan nhà nước tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cơ quan hành pháp. Quốc hội còn là cơ quan giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan hành pháp, giám sát tính hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ. Quốc hội bầu, thông qua các chức danh chủ chốt trong Chính phủ và đòi hỏi những người giữ cương vị đó phải chịu trách nhiệm các nhân trước Quốc hội về hiệu quả và chất lượng quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật. Quốc hội quyết định ngân sách nhà nước, định hướng hoạt động của các cơ quan hành pháp. Để đảm bảo sự độc lập của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp, các đại biểu Quốc hội trong nhà nước pháp quyền phần lớn không phải là công chức kiêm nhiệm đại biểu.

Trong mối quan hệ với cơ quan tư pháp, Quốc hội, thông qua hoạt động lập pháp, cần đảm bảo cho các thẩm phán địa vị pháp lý và điều kiện hoạt động độc lập, tránh được ảnh hưởng, sức ép từ bất kỳ trung tâm quyền lực nào trong bộ máy nhà nước. Thẩm phán khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật là lương tâm . Thẩm phán một khi được bổ nhiệm sẽ làm việc suốt đời hoặc đến một độ tuổi nhất định, không bị bãi chức vì bất kỳ lý do gì, trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng do pháp luật quy định. Điều kiện vật chất cho hoạt động xét xử, lương bổng của thẩm phán phải được đảm bảo để họ có thể sống đúng với phẩm giá của mình, không đánh mất đạo đức, lương tâm vì lý do tồn tại.

Trong mối quan hệ với Đảng, Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện của nhân dân cả nước cần đóng vai trò giúp Đảng làm rõ và phản biện tích cực các ý tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng trên cơ sở tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân, giúp đường lối lãnh đạo, chính sách của Đảng ngày càng gần với nhân dân và thực tiễn xã hội. Khác với các nước

khác, nước ta chỉ có một Đảng nên nhu cầu về một tổ chức độc lập phản biện các ý tưởng, chủ trương lãnh đạo là khách quan. Quốc hội với các thành

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)