Nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi trƣớc hết đại biểu Quốc hội thực sự là ngƣời đại diện của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 41 - 42)

sự là ngƣời đại diện của nhân dân.

Trước hết, đại biểu Quốc hội phải là người được cử tri lựa chọn qua bầu cử có đông đảo ứng cử viên có năng lực tham gia, mang tính cạnh tranh cao và được tổ chức theo những trình tự thủ tục chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, công khai. Chỉ khi đó, người thắng cử mới cảm nhận được hết giá trị và vinh dự của người chiến thắng, mới có được niềm tự hào và động cơ mạnh mẽ trong hành động, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước cử tri đã bầu ra mình.

Đại biểu Quốc hội phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân thông qua những hình thức tiếp xúc cử tri đa dạng, phong phú. Đại biểu có một văn phòng làm việc riêng vừa là bộ phận giúp việc, vừa là nơi tiếp nhân dân.

Đại biểu Quốc hội phải chứng minh sự cần thiết của mình đối với nhân dân. Ngoài những vấn đề lớn lao liên quan đến quốc kế dân sinh, tương lai dài hạn của dân tộc, đại biểu Quốc hội phải quan tâm giúp đỡ nhân dân giải quyết những khó khăn, bức xúc hiện tại của cuộc sống. Từ việc giúp giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn, giải thích pháp luật, chính sách đến những công việc từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đứng ra kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội xây điện, đường, những công trình phúc lợi v.v.. Những hoạt động này tuy nhỏ so với nhiệm vụ nặng nề của đại biểu Quốc hội những có ý nghĩa sâu sắc giúp nhân dân gần gũi hơn với người đại diện của mình, sẵn sàng chia xẻ những tâm tư, nguyện vọng, hay đề xuất những sáng kiến hoàn thiện chính sách. Đó là những gì người đại biểu rất cần nhưng họ chỉ có được khi họ thực sự gần gũi và thiết thực cho người dân. Sự cần thiết của đại biểu đối với nhân dân, với xã hội được thể hiện qua sự quan tâm của nhân dân tới người đại diện của mình. Trong Nhà nước pháp quyền, Văn phòng đại biểu Quốc hội phải là nơi nhân dân ghi nhớ và tìm đến khi gặp khó khăn, vướng mắc về chính sách và pháp luật hoặc có những đề xuất, kiến nghị với Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, biết sử dụng báo chí như một phương tiện để bày tỏ chính kiến của mình về một vấn đề cụ thể, vận động, thuyết phục người khác cùng ủng hộ sáng kiến của mình. Thực tiễn hoạt động của Quốc hội cho thấy khi quyền lực của đại biểu Quốc hội, của Quốc hội, qua kênh thông tin đại chúng, được gắn kết với ý chí, nguyện vọng, dư luận của nhân dân sẽ được cộng hưởng và trở nên vô cùng mạnh mẽ.

Đại biểu Quốc hội cũng cần có mối quan hệ tốt với các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng. Mỗi tổ chức thường đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định trong xã hội, do vậy việc tiếp xúc với các tổ chức này giúp đại biểu hiểu rõ hơn về nhu cầu xã hội. Hơn nữa, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn là những nguồn thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, nếu biết khai thác sẽ hỗ trợ đắc lực công tác lập pháp, giám sát.

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)