Hoạt động của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng ra quyết định của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 92 - 94)

ra quyết định của Quốc hội.

Quyết định các vấn đề quan trọng là một chức năng riêng có của Quốc hội nước ta. Quốc hội các nước phát triển trên thế giới không tách riêng việc quyết định các vấn đề quan trọng ra thành chức năng riêng mà là một phần trong chức năng lập pháp.

Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật, những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; các vấn đề về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại; những vấn đề về nhân sự và tổ chức bộ máy nhà nước; vấn đề chiến tranh và hoà bình, các biện pháp đảm bảo quốc phòng và an ninh; phê chuẩn, gia nhập, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế; đại xá và trưng cầu dân ý. Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước bằng việc ban hành nghị quyết. Nghị quyết của Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên từng lĩnh vực, trong từng

năm và từng giai đoạn; đồng thời đó là cơ sở để Quốc hội xem xét, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan này và toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Quyết định các vấn đề quan trọng là quyền của Quốc hội - Quốc hội. Vai trò và hoạt động cụ thể của cá nhân từng đại biểu Quốc hội trong quá trình ra quyết định là xem xét, nghiên cứu tờ trình (thường là của Chính phủ) và các báo cáo giải trình, phát biểu ý kiến đóng góp, yêu cầu làm rõ, phản biện, từ đó cân nhắc biểu quyết thông qua hay không thông qua. Như vậy, đối với Quốc hội, tầm quan trọng của quyền năng này nằm ở tính “ra quyết định”, nhưng đối với cá nhân từng đại biểu Quốc hội, vai trò và tầm quan trọng không nằm ở chỗ đại biểu biểu quyết thông qua hay không thông qua mà là thông qua như thế nào, đại biểu có ý thức được hết về quyết định của mình hay không, có khả năng phản biện, đóng góp và mài sắc quyết định của tập thể Quốc hội hay không.

Thực tế hoạt động Quốc hội cho thấy khi quyết định các vấn đề lớn của đất nước, các ý kiến phản biện có chất lượng của đại biểu Quốc hội chưa nhiều, chưa đi sâu vào bản chất vấn đề cần giải quyết, còn lệ thuộc nhiều vào báo cáo giải trình của Chính phủ. Thực trạng này được lý giải từ hai nguyên nhân: thứ nhất, các đại biểu chưa đa dạng hoá được nguồn thông tin, đặc biệt thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức đánh giá độc lập hoặc trực thuộc Quốc hội, do vậy hoạt động phản biện, góp ý của đại biểu Quốc hội thiếu sắc sảo, thiếu chiều sâu về chuyên môn, không đi sâu được vào bản chất vấn đề. Một ví dụ điển hình là khi phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, nếu đại biểu Quốc hội không được cung cấp báo cáo kiểm toán độc lập, hoặc thiếu sự trợ giúp của một cơ quan kiểm toán riêng của Quốc hội thì việc giải trình của Chính phủ chỉ đơn thuần là việc “múa các con số”. Thứ hai, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước phải đi đôi với việc thực hiện có hiệu quả công tác giám sát. Nếu giám sát hình thức, không hiệu quả thì những quyết định dù chính xác đến đâu, có trách nhiệm đến đâu cũng có thể không được thực hiện đầy đủ, thiếu hiệu quả, thậm chí gây thiệt hại cho đất nước.

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)