biểu Quốc hội hoạt động.
Điều kiện vật chất
Các điều kiện vật chất tuy không phải là những điều kiện quyết định đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội nhưng chúng có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của đại biểu. Khi các điều kiện vật chất được bảo đảm tốt, các đại biểu Quốc hội sẽ có thời gian và điều kiện tập trung thực hiện nhiệm vụ đại biểu, không sa đà vào những công việc hành chính sự vụ hay những lo toan hậu cần.
Ở các nước trên thế giới, vấn đề đảm bảo điều kiện vật chất cho các đại biểu Quốc hội đã được đề cập đến từ rất sớm. Tham khảo kinh nghiệm tại nước Anh, từ thế kỷ 13 các thành viên tham gia Nghị viện được nhận một khoản tiền trợ cấp tính theo thời gian họp tại Nghị viện, hiệp sỹ là 4 shilling/ngày, đại biểu thường là 2 shilling/ngày trong thời gian Nghị viện họp. Tuy nhiên phải đến tận năm 1911, Nghị viện Anh mới thông qua luật theo đó các nghị sỹ được hưởng lương định kỳ là 400 bảng/năm từ nguồn ngân sách Nhà nước. Từ đó đến nay, mức lương này đã tăng lên nhanh chóng: năm 1946 là 1.000 bảng, năm 1975 là 5.750 bảng, năm 1992 là 30.854 bảng, năm 2001 là 51.822 bảng và tính tới thời điểm tháng 4/2005 là 59,095 bảng/năm. Ngoài tiền lương, các nghị sỹ còn được hưởng phụ cấp để trang trải các chi phí như chi phí để tuyển dụng thư ký, nhân viên văn phòng, thiết bị văn phòng, chi phí phát sinh, chi phí đi lại, giao dịch v.v. Cụ thể, chi phí để trả cho thư ký/nhân viên tối đa là 84.081 bảng, chi phí mua sắp phương tiện, thiết bị 20.000 bảng, máy tính, máy in do Văn phòng Nghị viên cung cấp v.v.
Ở nước ta, theo quy định tại Quy chế hoạt động của đại biểu và Đoàn đại biểu Quốc Hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2002/QH11ngày 16/12/2002 của Quốc Hội, đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm không được hưởng lương, đại biểu chuyên trách ở địa phương được hưởng mức
lương tương đương mức lương của Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài tiền lương, Đại biểu Quốc Hội được cấp hoạt động phí hàng tháng bằng hệ số 1,0 của mức lương tối thiểu (theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 là 350.000 đồng). Khi tham gia kỳ họp Quốc hội hoặc làm nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc hoặc các Uỷ ban, đại biểu Quốc hội được đảm bảo các điều kiện ăn ở và đi lại; khi làm nhiệm vụ theo sự phân công của Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc tham gia hoạt động tại các Uỷ ban thì được thanh toán tiền công tác phí. Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất 1/3 thời gian trong năm làm nhiệm vụ đại biểu và vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác như đang làm việc.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về văn phòng làm việc, nhân viên phục vụ hay thư ký riêng cho đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội sinh hoạt theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố và được phục vụ tập trung bởi Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Bộ máy tổ chức của Văn phòng gồm Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng và một số cán bộ công chức, nhân viên hợp đồng. Các chức danh Chánh văn phòng, Phó văn phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) đó bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và ý kiến thống nhất của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Biên chế của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Cán bộ, công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố do cơ quan chức năng của thành phố quản lý theo thẩm quyền; các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức công tác tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố được thực hiện tương tự cán bộ trong cơ quan hành pháp địa phương.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ chính như: Giúp Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động (hàng tháng, quý, sáu tháng và cả năm) của Đoàn Đại biểu Quốc
hội thành phố; Phục vụ các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn; Tổ chức phục vụ Đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, thư, theo dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại - tố cáo và kiến nghị của công dân mà Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết; Tổ chức phục vụ Đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri; giúp trưởng Đoàn báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo quy định và gửi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết những kiến nghị của cử tri thuộc phạm vi, thẩm quyền của địa phương; Phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia đóng góp vào các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết và các báo cáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gửi đến; Phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; phối hợp với các Vụ chức năng của Văn phòng Quốc hội phục vụ các Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và Uỷ ban của Quốc hội về địa phương công tác; Phục vụ các hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội trong hoạt động đối ngoại; Phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; Phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn tại kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật; Giúp Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội quản lý công tác văn thư - lưu trữ; Giúp Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn lập dự trừ kinh phí hoạt động hàng năm của Đoàn để gửi đến Văn phòng Quốc hội và thực hiện việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán tài chính của Đoàn theo đúng chế độ tài chính Nhà nước; Giúp Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn quản lý, sử dụng các trang thiết bị, tài sản của đoàn theo đúng chế độ Nhà nước quy định; Giúp Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn tổng hợp tình hình hoạt động của Đoàn
Đại biểu và của các Đại biểu Quốc hội để báo cáo về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tóm lại, do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn thấp nên vấn đề đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của đại biểu Quốc hội không thể so sánh với các nước phát triển. Tuy nhiên, theo chúng tôi vẫn cần phải có những đảm bảo ở một mức độ tối thiểu nhất định để giúp các đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chi phí cho hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong hoạt động hiện nay là quá thấp, trong khi khối lượng công việc nặng nề của mỗi đại biểu đòi hỏi phải có văn phòng và bộ máy giúp việc riêng mới đáp ứng được. Mô hình giúp việc tập chung tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thời gian qua cho thấy hiệu quả rất thấp, hầu như chỉ mới làm được việc tổ chức một số đoàn công tác, làm báo cáo định kỳ, tiếp dân v.v.
Điều kiện về thông tin
Thông tin là một điều kiện tiên quyết để ra quyết định chính xác, để hoàn thành được nhiệm vụ ở mọi vị trí công việc. Đối với các đại biểu Quốc hội, những người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc hội, tham gia trực tiếp hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước thì thông tin là vấn đề có tính chất quyết định chất lượng hoạt động của đại biểu.
Để đảm đương được trọng trách của mình là đại biểu của nhân dân và thực hiện một cách có hiệu quả quyền lực được nhân dân uỷ thác, các đại biểu Quốc hội phải nghiên cứu, xử lý một khối lượng lớn thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các nguồn thông tin chính như: hoạt động tiếp xúc cử tri, báo chí, cơ quan giúp việc và các nguồn khác. Công việc đó trước hết đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải bằng trí tuệ và năng lực của mình để tự xử lý để đưa ra những đánh giá, nhận định, chính kiến độc lập.
Trước hết, tiếp xúc cử tri là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất của đại biểu Quốc hội. Chỉ qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu mới có được những thông tin chính xác nhất về tâm tư, nguyện vọng, điều kiện sinh hoạt của nhân dân, hiểu rõ được số phận và cuộc đời của những con người ở tầng thấp của xã hội, sâu sát được vào các ngóc ngách của cuộc sống. Tuy nhiên, thông tin từ các cử tri thường là những thông tin đơn lẻ, rời rạc và đa dạng, đòi hỏi đại biểu phải có chính kiến độc lập, có năng lực tổng hợp, khái quát. Khai thác thông tin từ cử tri cũng đòi hỏi phải có nhiều thời gian, nhiều công sức, sự kiên trì và khéo léo. Lắng nghe ý kiến, tâm tư của cử tri không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Kênh thông tin từ báo chí cũng là một cầu nối quan trọng giữa nhân dân và người đại diện của họ. Từ chỗ chỉ lèo tèo vài báo lớn theo dõi đưa tin về hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, ngày nay đã có trên 300 báo chí trong và ngoài nước đưa tin và theo dõi hoạt động của các đại biểu, phỏng vấn và đặt vấn đề về vai trò và đề xuất của đại biểu. Nhiều câu hỏi chất vấn, nhiều sáng kiến lập pháp được xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên mặt báo, nguồn gốc từ sự tương tác giữa cử tri - đại biểu – chính sách. Qua báo chí, cử tri nắm bắt được trình độ, năng lực, thái độ và trách nhiệm của từng đại biểu Quốc hội. Sự phát triển của báo chí với các loại hình báo viết, báo đọc, báo nói, báo điện tử đang dần trở thành một kênh thông tin quan trọng, đôi khi mang tính chất phản biện trước các báo cáo của cơ quan hành chính, của đại biểu Quốc hội. Những ưu điểm nổi bật của báo chí có thể khái quát là đưa tin kịp thời, thông tin phong phú, phản ánh hoạt động của nhà nước dưới nhiều góc độ, có bình luận, phản biện, thể hiện đánh giá theo chính kiến độc lập của nhà báo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo chí thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Cách đặt tên một số tin, bài trên mặt báo nặng về giật gân, câu khách, không phù hợp với nội dung vấn đề trong toàn bộ bài báo, gây nhận thức sai trong dư luận; đôi khi thể hiện sự thiếu hiểu biết, kiến thức về
hoạt động của bộ máy nhà nước, hiểu sai về hoạt động của đại biểu Quốc hội. Ví dụ như Báo Lao động, một trong những tờ báo lớn hiện nay, số ra ngày 13/5/2004 có bài viết “Phê phán phải đi đôi với hiến kế” bình luận về việc các đại biểu Quốc hội trong phiên họp cìn nặng về mổ xẻ khuyết điểm mà nhẹ việc hiến kế, đề xuất giúp Chính phủ và các Bộ, Ngành tháo gỡ những bất cập, ách tắc trong quản lý, điều hành các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Hiểu như thế là sai về chức năng nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Một trong những hoạt động quan trọng của đại biểu là giám sát việc thi hành pháp luật và hoạt động của các cơ quan hành pháp. Nếu phát hiện ra các bất cập, đại biểu sẽ thực hiện quyền chất vấn, yêu cầu giải thích và làm rõ giải pháp khắc phục. Còn làm như nào để khắc phục, tổ chức thực hiện thành công chính sách, pháp luật là việc của các cơ quan hành pháp, đại biểu Quốc hội không thể làm thay.
- Một số báo chí thông tin một chiều, không khách quan. Thông tin tập trung một số mặt yếu kém hoặc chỉ phỏng vấn một số đại biểu ở một số vấn đề, chưa phản ánh được toàn bộ hoạt động của kỳ họp, tạo ra trong dư luận cách hiểu không đúng về nội dung kỳ họp và những vấn đề tập thể Quốc hội đang bàn bạc, thảo luận.
- Có những vấn đề các đại biểu Quốc hội chưa bàn bạc thì báo chí đã đưa tin, tạo ra sức ép của dư luận đối với Quốc hội. Điển hình là những thông tin liên quan đến vấn đề nhân sự hoặcbỏ phiếu tín nhiệm đối với một số đại biểu là thành viên Chính phủ.
Truyền hình trực tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Những phiên chất vấn, Nghị trường không còn bị giới hạn trong phạm vi Hội trường Quốc hội mà mở rộng công khai cho nhân dân cả nước theo dõi, biến nó thành nơi đào tạo chính khách chuyên nghiệp. Khả năng nắm bắt và đặt vấn đề, tư tưởng, quan điểm, năng lực đều được bộc lộ. Cử tri có điều kiện nhận ra ai thế nào và quyết định cho sự lựa chọn lần sau của mình. Tuy nhiên, trong
thời gian tới, thời lượng truyền hình trực tiếp cần phải được mở rộng sang các phiên thảo luận xây dựng pháp luật, chất vấn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội để nhân dân có thể theo dõi, góp ý kiến, giúp các phiên họp này đạt hiệu quả cao hơn. Ở nhiều nước, Nhà nước tài trợ một kênh truyền hình riêng để phát sóng, tường thuật các công việc của đại biểu tại Quốc hội như thảo luận xây dựng pháp luật, điều trần, chất vấn các cơ quan thuộc Chính phủ.
Ngoài ra, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ và đa dạng qua các báo cáo, tài liệu từ Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương v.v. Nhưng thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì số tài liệu mà đại biểu nhận được là rất ít, nhất là khi dự án luật và các tài liệu khác phải trải qua nhiều công đoạn trình, thẩm tra, cho ý kiến trước khi được hoàn chỉnh lần cuối để gửi cho các đại biểu Quốc hội 20 ngày trước khi khai mạc kỳ họp theo luật định. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại này, vừa bận phải tiếp xúc cử tri để thu thập ý kiến của nhiều người, vừa phải thu xếp công việc cho chuyến công tác dài ngày, họp liên tục đến gần một tháng, thì rõ ràng là tuy đã rất cố gắng, phần đông các đại biểu Quốc hội vẫn gặp không ít khó khăn để có thể làm chủ được các loại tài liệu này. Hơn nữa, nhiều thông tin chưa hẳn là những thứ mà đại biểu Quốc hội cần vì những vấn đề như có thất thoát đến 30% trong đầu tư xây dựng cơ bản hay đánh giá chất lượng giáo dục thì phải có các công cụ phân tích, đánh giá.
Cùng với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và việc giao lưu, hội nhập giữa các vùng miền trong một quốc gia và trên thế giới diễn ra không ngừng thì lượng thông tin lưu chuyển là rất lớn và thường xuyên có sự biến đổi. Chính vì vậy đặt ra vấn đề là cần phải tiếp nhận, xử lý và phân loại thông tin từ các cơ quan, tổ chức và công dân gửi cho Quốc hội; thông tin từ các hoạt động của đại biểu Quốc hội đến với người dân để thấy được hình ảnh các đại biểu Quốc hội đang làm việc, suy nghĩ và trăn trở để đại diện cho quyền lợi của các cử tri. Trong vấn đề này, cần phát huy vai trò của