nguyện vọng của nhân dân là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện tốt điều này. Phản biện không phải là chống hay cản trở các chủ trương, chính sách của Đảng mà là làm cho chủ trương đó chính xác hơn, gần gũi hơn với nhân dân, với xã hội, góp phần làm cho Đảng mạnh lên, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy, điều kiện cần là pháp luật và Điều lệ Đảng trong Nhà nước pháp quyền phải cho phép những đảng viên tham gia Quốc hội được quyền phát biểu và hành động độc lập, trong khuôn khổ quy định của pháp luật và nguyên tắc chung của Đảng. Khi thấy những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng chưa thực sự phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển của đất nước, Quốc hội có quyền ra Nghị quyết kiến nghị Đảng xem xét, sửa đổi cho phù hợp.
Việc dân chủ hoá xã hội, bộ máy nhà nước và hoạt động của Quốc hội do vậy gắn liền với việc đổi mới và nâng cao dân chủ trong hoạt động của Đảng.
2.2.1.2. Nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi Quốc hội thực hiện tốt chức năng đại diện đại diện
Đại diện là chức năng của Quốc hội lâu nay vẫn bị lãng quên. Nhà nước pháp quyền đỏi hỏi Quốc hội phải thực hiện tốt chức năng đại diện, phải liên hệ chặt chẽ với xã hội, với nhân dân Điều này được thể hiện trước hết ở mối liên hệ giữa cử tri và đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải chứng tỏ được mình thực sự xứng đáng là người đại diện của cử tri, thực sự cần thiết cho cử tri, là nơi cử tri tìm đến không chỉ khi có bức xúc về chính sách, pháp luật của nhà nước mà còn có thể qua đó chuyển tải ý kiến đóng góp của mình nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế hoạt động của Nhà nước.
Mối liên hệ chặt chẽ với xã hội, với cử tri còn thể hiện qua sự gần gũi và hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội đối với các cơ quan thông tấn, báo chí. Các cơ quan thông tin đại chúng cần được mời tham dự và đưa tin về hoạt động của của Quốc hội, hoạt động của các Uỷ ban, trừ khi Quốc hội thảo luận về những vấn đề thuộc bí mật nhà nước, giúp hoạt động của Quốc hội ngày càng minh bạch, công khai, gần gũi với cử tri. Hơn nữa, đây cũng là kênh thông tin quan trọng nhất để đông đảo cử tri theo dõi, giám sát hoạt động thực chất của những người đại diện của mình, đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm cá nhân của đại biểu trong công việc. Báo chí đưa Quốc hội gần với nhân dân cũng chính là góp phần tăng cường quyền lực của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, quyền lực của Quốc hội là quyền lực nhân dân uỷ nhiệm, do vậy, chỉ khi gần gũi nhân dân, công khai, minh bạch trước nhân dân thì quyền lực đó càng được phát huy mạnh mẽ.
Ngoài ra, mối liên hệ với xã hội còn thể hiện ở hoạt động vận động hành lang (lobby) nhộn nhịp tại Quốc hội. Lâu nay, thuật ngữ “vận động” thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, tuy nhiên, bản chất quyền lực của Quốc hội là quyền lực tập thể, quyền lực này đòi hỏi sự hưởng ứng, nhất trí của đa số. Sự nhất trí này không phải tự nhiên mà có được mà thường được tạo ra qua quá trình thảo luận, chứng minh, thuyết phục, vận động. Quyền lực của Quốc hội do vậy phải gắn liền với hoạt động vận động, thuyết phục thì mới hiệu quả và thực chất. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ chế vận động, thuyết phục giữa các đại biểu để thực hiện quyền của mình, Quốc hội cần cho phép cử tri và đại diện của họ được vận động đại biểu Quốc hội, Quốc hội trong quá trình xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng. Tuy nội dung vận động của từng cá nhân, nhóm cá nhân, nhóm lợi ích thường thiên về đóng góp những ý tưởng có lợi cho mình vào pháp luật, chính sách, nhưng bản thân điều đó cũng phản ánh một phần nhu cầu của xã hội, góp phần cân bằng với những đòi hỏi từ phía các nhóm cử tri
tham gia tiếp xúc, gặp gỡ đại biểu Quốc hội. Vả lại, với một số lượng đông đảo các nhóm lợi ích đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia vào quá trình làm luật, quyết định chính sách tại Quốc hội sẽ giúp cho hoạt động lập pháp, giám sát sôi động hơn, ý kiến phản biện, đóng góp đa dạng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.