Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 48 - 55)

Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội là tổng thể các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với đại biểu Quốc hội, trong đó bao gồm cả những quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục thực hiện, các điều kiện đảm bảo cho việc cụ thể hoá các quyền và nghĩa vụ đó. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố pháp lý về quyền và nghĩa vụ cơ bản, chưa có quy định cụ thể hoá và đảm bảo cho những quyền này được thực hiện. Vì vậy, trên thực tế những quyền năng này chỉ là hình thức. Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường đòi hỏi đại biểu Quốc hội đóng vai trò tích cực hơn và hoạt động thực chất, phải có thực quyền. Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế và đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước,

địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội ngày càng được hoàn thiện cả về phương diện nội dung các quyền năng và thủ tục thực thi. Quốc hội đã ban hành các luật mới về tổ chức Quốc hội, bầu cử, xây dựng pháp luật, giám sát, quy chế hoạt động của đại biểu, nội quy kỳ họp v.v. góp phần cụ thể hoá và hoàn thiện địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có các nghĩa vụ sau đây:

 Đại biểu Quốc hội phải giữ mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với các cử tri, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và cả những lo toan hàng ngày của cử tri, từ đó rút ra các sáng kiến về chính sách, thông qua hoạt động của mình, đưa những giải pháp đó quay trở lại phục vụ nhân dân.

Điều này xuất phát từ bản chất bản chất của đại biểu Quốc hội là người đại diện, người được cử tri tín nhiệm, uỷ quyền thực hiện quyền lực chính trị. Do vậy, người uỷ quyền có quyền quan tâm đến việc liệu người được mình tín nhiệm uỷ quyền có thực hiện các quyền năng phù hợp với ý chí và nguyện vọng của họ hay không và có quyền yêu cầu một cách chính đáng rằng các đại biểu đại diện cho họ phải gắn bó chặt chẽ và thường xuyên với mình, có quyền giám sát người được uỷ quyền trong việc thực hiện các quyền năng đã trao cho họ. Sự gắn bó chặt chẽ và thường xuyên ở đây được hiểu là các đại biểu phải thường xuyên liên hệ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước.

Luật tổ chức Quốc hội quy định: mỗi năm ít nhất một lần, đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, phản ánh tâm

tư nguyện vọng của nhân dân với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, tuyên truyền thực hiện tốt pháp luật.  Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động của

Quốc hội, thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

Được cử tri tin tưởng, uỷ quyền thực hiện quyền lực Nhà nước, các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm phải thực hiện các quyền năng đó một cách có hiệu quả nhất, đáp ứng cao nhất lòng mong mỏi của nhân dân. Muốn vậy, các đại biểu trước hết phải tích cực tham gia vào các hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước. Thông qua hoạt động của Quốc hội, các đại biểu thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định tối cao; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Các đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Trong kỳ họp, đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp và có quyền: thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp; trình dự án luật và biểu quyết thông qua các dự án luật, các Nghị quyết của Quốc hội; chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các chức danh Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội.

 Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ người dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu còn có nhiệm vụ chuyển đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết; tham gia các hoạt động khảo sát, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản

dưới luật, tìm hiểu thực tế ở địa phương hoặc cơ sở để giúp cho việc thảo luận và tham gia quyết định các vấn đề tại kỳ họp của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.  Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động

viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý Nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, nếu đại biểu Quốc Hội với tư cách là thành viên của cơ quan lập pháp, người thấu hiểu bản chất, mục đích các đạo luật do cơ quan lập pháp thông qua, tham gia tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân chấp hành pháp luật sẽ có tác dụng lớn, góp phần giúp nhân dân hiểu biết và nhận thức rõ lợi ích của việc sống và làm việc theo pháp luật.

 Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Trước các cử tri, từng đại biểu và tập thể đại biểu Quốc Hội phải chịu trách nhiệm

về việc thực hiện trọng trách mà nhân dân uỷ thác, chịu trách nhiệm về mức độ thực hiện các cam kết trước cử tri khi ra tranh cử, chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của nhà nước vì suy cho cùng, nhà nước là do nhân dân uỷ quyền cho các đại biểu Quốc Hội thành lập ra, pháp luật do các đại biểu biểu quyết thông qua, hoạt động của nhà nước do các đại biểu giám sát, ngân sách nhà nước do các đại biểu quyết định. Trước Quốc Hội, từng đại biểu phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu do tập thể (Quốc Hội) yêu cầu, trong đó có những nhiệm vụ rất quan trọng như gần gũi với nhân dân, lắng nghe và thấu hiểu nhân dân, không ngừng rèn luyện năng lực lập pháp và giám sát.

Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, đại biểu Quốc hội được pháp luật quy định có các quyền năng sau:

* Quyền miễn trừ

Quyền miễn trừ là quyền mang tính chất bị động, thuộc về cá nhân đại biểu Quốc hội. Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội gồm:

Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó. Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Những hành vi cản trở đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

* Nhóm quyền liên quan đến hoạt động lập pháp

Quyền lập pháp là quyền chủ động và mang tính chất tập thể, do Quốc hội thực hiện. Để quyền năng này được thực hiện có hiệu quả, cần phải cá thể hoá thành các quyền năng cụ thể ở từng thành viên trong tập thể đó. Liên quan đến việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội được trao các quyền năng như: quyền đưa ra sáng kiến lập pháp, quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, quyền thẩm tra dự án luật tại các Uỷ ban liên quan, quyền góp ý, phản biện để hoàn thiện dự án luật, quyền biểu quyết thông qua dự án luật. Trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện các quyền năng này được quy định cụ thể trong Luật ban hành các văn bản pháp luật.

* Nhóm quyền liên quan đến hoạt động giám sát

Quyền giám sát là quyền chủ động đồng thời vừa là quyền của Quốc hội vừa là quyền mang tính chất cá nhân của đại biểu Quốc hội. Hoạt động giám sát đã có nhiều thay đổi về chất sau khi Quốc hội ban hành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Theo quy định của Luật, đại biểu Quốc hội được trao các quyền cụ thể như:

Các quyền liên quan đến việc khai thác thông tin phục vụ hoạt động giám sát: quyền được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Quốc hội, quyền yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của mình, quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.

Quyền chất vấn: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.

Quyền liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm: Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Khi có tối thiểu 20% tổng số đại biểu Quốc hội cùng kiến nghị, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh đó. Đại biểu Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm đối với người đó.

Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật: Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

* Nhóm quyền liên quan đến chức năng ra quyết định của Quốc hội: là quyền mang tính chủ động. Để quyết định của tập thể chính xác, đạt hiệu quả cao, mỗi thành viên trong tập thể đó cần là một chủ thể độc lập, năng động, sáng tạo, không chỉ đơn thuần biểu quyết thông qua hay không thông qua một quyết định cụ thể nào đó, mà đòi hỏi đại biểu phải có khả năng phản biện để “mài sắc” quyết định đó. Các quyền năng của đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực này được quy định rải rác trong Luật tổ chức Quốc hội,

Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội và các luật chuyên ngành. Tựu chung lại, đại biểu Quốc hội có các quyền như: quyền đặt câu hỏi, yêu cầu giải trình, góp ý hoàn thiện dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. Đồng thời, đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết thông qua hay không thông qua các quyết định liên quan đến vấn đề này.

Tóm lại, trong 20 năm đổi mới vừa qua, địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội đã có những thay đổi sâu sắc. So với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội hiện nay đã có sự mở rộng và hoàn thiện hơn. Các quyền năng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội không chỉ dừng lại ở những tuyên bố trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội mà đã được cụ thể hoá bởi hàng loạt các quyền năng cụ thể kèm theo cơ chế, trình tự, thủ tục thực hiện, được quy định trong các văn bản pháp luật mới ban hành như: Luật ban hành các văn bản pháp luật, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội v.v. Tuy nhiên, địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội về cơ bản vẫn chưa đề cao trách nhiệm cá nhân người đại

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)