Luật hoạt động đại biểu Quốc hội có những quy định đảm bảo các điều kiện vật chất và thông tin, giúp đại biểu Quốc hội hoạt động có

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 108 - 109)

điều kiện vật chất và thông tin, giúp đại biểu Quốc hội hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tâm sức để tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính.

Công việc của các đại biểu Quốc hội không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu các đảm bảo tối thiểu về điều kiện vật chất và thông tin. Các đảm bảo về điều kiện vật chất sẽ giải phóng đại biểu Quốc hội khỏi những công việc sự vụ, giúp họ tập trung vào hoạt động chính của mình, sáng tạo ra chính sách, giải pháp, rèn luyện các kỹ năng cần có của đại biểu.

Trước hết, về bộ máy giúp việc, sự phục vụ của Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương là chưa đủ độ sâu sát và thường xuyên để đảm bảo cho đại biểu Quốc hội hoạt động có hiệu quả. Trong hoạt động của mình, mỗi đại biểu cần ít nhất một văn phòng và một thư ký riêng để giúp xử lý công việc hàng ngày, tổng hợp tin tức, soạn thảo văn bản, theo dõi chương trình hoạt động v.v. Mỗi văn phòng đó cần được quan tâm trang bị các điều kiện tối thiểu để hoạt động, từ máy tính, máy in đến các văn phòng phẩm thiết yếu. Văn phòng làm việc đó có thể do Nhà nước cho mượn hoặc hỗ trợ tiền thuê theo định mức quy định.

Ngoài văn phòng và nhân lực giúp việc, vấn đề tài chính cũng rất quan trọng. Khoản kinh phí dành cho mỗi đại biểu Quốc hội bao gồm lương và chi phí hoạt động đại biểu. Lương của đại biểu phải đủ để họ thoát khỏi sức ép từ phía các nhu cầu chi tiêu của gia đình, giúp đại biểu toàn tâm, toàn ý vào công việc. Về chi phí hoạt động phải đủ để duy trì văn phòng làm việc

riêng cho mỗi đại biểu, đủ để mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, trả lương cho nhân viên v.v.

Bên cạnh các vấn đề về cơ sở vật chất, tài chính, vấn đề hạ tầng thông tin cho đại biểu cũng rất quan trọng. Hiện nay, các nguồn thông tin phục vụ đại biểu nhìn chung vẫn mang tính một chiều, chủ yếu dựa vào các báo cáo, tài liệu của Chính phủ. Pháp luật cần có quy định cho phép đại biểu tiếp cận những nguồn thông tin có tính chất phản biện, có chiều sâu từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan kiểm toán v.v. Ngoài ra thông tin và các điều tra độc lập của báo chí cũng là những nguồn thông tin rất quan trọng. Muốn như vậy, phải xây dựng được cơ chế hợp tác trao đổi thông tin lấy Văn phòng Quốc hội làm trung tâm gắn kết các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, báo chí … phục vụ nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, cần phải có cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ các dự án luật cụ thể hay kinh phí của Quốc hội để phục vụ nhu cầu điều tra, khảo sát, thu thập thông tin. Ví dụ như thuê kiểm toán độc lập đánh giá dự án để có số liệu phục vụ mục tiêu giám sát.

Một phần của tài liệu Đại biểu quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)