đảm bảo quyền đại diện của nhân dân.
Quyền có người đại diện của mình tại Quốc hội là quyền chính trị cơ bản của công dân trong nhà nước pháp quyền. Đại biểu khi đã được nhân dân lựa chọn phải luôn giữ mối liên hệ mật thiết với cử tri, chịu trách nhiệm trước cử tri về kết quả hoạt động. Tiếp xúc cử tri là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp các đại biểu duy trì mối liên hệ mật thiết với cử tri, hiểu thấu được tâm tư, nguyện vọng của cử tri; đồng thời, đây cũng là dịp để nhân dân có ý kiến đối với người đại diện của mình, chất vấn, yêu cầu giải trình về pháp luật và chính sách của nhà nước.
Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền có những quy định cụ thể, rõ ràng và công khai về các buổi tiếp xúc cử tri bắt buộc trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, quy định về thời gian, địa điểm sao cho mọi tầng lớp nhân dân đều có điều kiện tham gia. Các buổi tiếp xúc cử tri bắt buộc, định kỳ được tổ chức vào ngày Chủ nhật, tại địa điểm cố định, tạo điều kiện để đông đảo nhân dân có thể tham gia, không bị giới hạn về giới tính, thành phần, trình độ v.v. Minh bạch hoá hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những ưu tiên mà pháp luật cần sửa đổi.
Pháp luật có các quy định đa dạng hoá các hình thức tiếp xúc cử tri, không chỉ bó hẹp ở hai hình thức Hội nghị cử tri và tiếp xúc trực tiếp, mà cần mở rộng các hình thức tiếp xúc khác như tham gia kết hợp trong các buổi mít tinh, sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động xã hội v.v. Pháp luật có những quy định cụ thể liên quan đến quyền của cử tri trong việc giám sát và đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, quy định cụ thể trình tự, thủ tục phát động, thu thập chữ ký, trưng cầu ý kiến để đạt được tỷ lệ tối thiểu đưa