Một số đặc điểm khác biệt của Viettel so với các doanh nghiệp cùng ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 53)

+ Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết bị điện tử, tin học, thông tin Viễn thông, các loại ăngten, thiết bị viba, phát thanh truyền hình.

+ Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin (trạm máy, tổng đài điện tử, tháp ăngten, hệ thống cáp thông tin...) đường dây tải điện, trạm biến thế.

+ XNK các thiết bị về điện, điện tử, Viễn thông, kinh doanh bất động sản.

Nhiệm vụ:

+ Tăng tốc phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường.

+ Phát triển kinh doanh gắn với phát triển TCT vững mạnh toàn diện. + Tập trung nguồn nhân lực phát triển nhanh dịch vụ BCVT.

+ Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh doanh các ngành nghề truyền thống như: khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kỹ thuật, XNK, mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả.

+ Hoàn thành nhiệm vụ Quốc phòng, trên cơ sở nguồn lực của mình Tổng Công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị Quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin Quốc phòng.

2.1.3. Một số đặc điểm khác biệt của Viettel so với các doanh nghiệp cùng ngành ngành

Viettel là một DN hoạt động với hai nhiệm vụ chiến lược: Kinh tế kết hợp với Quốc phòng. Chính vì vậy, Viettel được sự ủng hộ và hậu thuẫn rất lớn từ phía Bộ

Quốc phòng, điều này tạo cho Viettel rất nhiều sự khác biệt trở thành lợi thế của Viettel so với các DN khác cùng ngành.

Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng đối với Viettel

V ề chính sách:

Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh (BQP, BTL) hỗ trợ Viettel rất nhiều trong quá trình thành lập và phát triển. Có thể nói, nếu không có BQP thì không có Công ty Viễn thông Quân đội. Bộ BCVT quy hoạch 06 DN hạ tầng: VNPT, Viettel, ETC, SPT, Hà Nội Telecom, Vishipel, ngoài VNPT chỉ có Viettel đủ tất cả các giấy phép, trong đó đặc biệt quan trọng là giấy phép cung cấp dịch vụ di động. ETC mặc dù là DN chủ lực nhưng không có di động. Giấy phép di động bằng 60% giấy phép hoàn chỉnh. Với mục tiêu giữ vững ANQP, bảo đảm thông suốt thông tin liên lạc, cần có hạ tầng thứ hai để vu hồi quân sự nên Viettel phải được cấp đầy đủ giấy phép hạ tầng.

Nếu không phải là Quân đội, Viettel sẽ không được chọn làm thử VoIP năm 2000 (lúc đó còn có SPT, VoIP chính là dịch vụ mở đường và khai sinh cho sự phát triển của Tổng công ty). VoIP là bước mở cửa rất khó khăn, nhưng do sự tin cậy đối với Quân đội rất cao và nếu có lợi nhuận thì là để phục vụ cho nhiệm vụ ANQP.

Nếu không phải là Quân đội với lý do kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược kinh tế và quốc phòng thì không thể mở mạng được ra các tỉnh. Ban đầu, VNPT không đồng ý, sau đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng viết công văn đề nghị cho mở tại các địa bàn quan trọng để vu hồi quân sự thì VNPT và Tổng cục Bưu điện chấp thuận. Năm 2002, Viettel mở được 14 tỉnh, thành. Năm 2003, Công ty đã mở mạng 25 Tỉnh, thành phố và đến năm 2004, mạng ở 64/64 tỉnh, thành phố đã được phủ.

Quân đội hỗ trợ Viettel trong làm việc và đàm phán kết nối với Bưu điện, để Chính phủ, Bộ BCVT, VNPT thấy rõ Công ty không phải là một DN kinh doanh thuần túy mà là sự kết hợp hai nhiệm vụ Kinh tế và Quốc phòng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ BCVT đã đồng ý Viettel giành 70 tỷ tiền cước kết nối bổ sung phải nộp cho VNPT để phục vụ vùng sâu, vùng xa, ANQP.

Bộ Quốc phòng đồng thời còn là thị trường lớn, KH trung thành của Viettel. Hầu hết các đơn vị trong toàn quân đều sử dụng phát hành báo của Viettel, tạo ra sự phát triển của Công ty Bưu chính với số lượng nhân viên lên đến 700 người. BQP chỉ thị các đơn vị sử dụng dịch vụ Internet của Viettel. Nhiều đơn vị, cá nhân đã sử dụng dịch vụ 178. Số lượng quân nhân viên trong Quân đội dùng di động lên tới 100.000, doanh thu hàng tháng của Viettel lên tới gần 3 tỷ.

Vì mang trong mình truyền thống kỷ luật, quyết tâm cao của Quân đội, Viettel đã là DN độc nhất vô nhị trong số các DN. Viettel có tính kỷ luật cao, làm việc quên mình và đến cùng, có tinh thần tương ái, yêu mến đồng đội, đồng cam cộng khổ, gần gũi, đoàn kết, đây là sức mạnh rất quan trọng của Viettel để có thành công hôm nay.

Hình ảnh Quân đội trong dân chúng còn rất tốt đẹp. Họ tin Quân đội kinh doanh nghiêm túc, họ ủng hộ sử dụng dịch vụ của Viettel. Uy tín của Quân đội nghiễm nhiên Viettel được thừa hưởng. Trong dư luận gọi VNPT là Bưu điện và gọi Viettel là Quân đội, đó là dịch vụ của Quân đội, cách gọi rất thân thiện.

Bộ Tư lệnh coi phát triển Tổng công ty là một trong những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, có nghĩa là phía sau của Viettel là cả BTL và Binh chủng thông tin liên lạc.

Phát triển hạ tầng

Viettel thuộc BTL nên đã được chuyển một phần dung lượng dư thừa sang kinh doanh (1/8 dung lượng) và do đó mới có hạ tầng truyền dẫn trên đường trục 1A.

Do có sự hậu thuẫn của BTL và BQP, Viettel mới có thể hợp tác với Tổng Công ty đường sắt để có đường trục mới 1B dung lượng gấp 4 lần 1A, thời gian triển khai nhanh gấp 3 lần (1,5 năm so với 5 năm), đầu tư giảm gần 3 lần (20 triệu $ so với 50-60 triệu $).

Viettel mạnh hơn tất cả các DN mới khác ở chỗ BTL và các đơn vị đã giúp đỡ Viettel trong việc lắp đặt thiết bị, xây dựng rất nhiều nhà trạm trên toàn quốc, được cấp hàng chục ngàn m2 đất trên toàn quốc, tại nhiều vị trí quan trọng như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; đây là tài sản vô giá mà không phải DN nào cũng có.

Nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn lớn của các DN mới là thiếu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, có khả năng quản lý, có kinh nghiệm. Viettel là một DN phát triển nhanh nên thiếu nhân lực nghiêm trọng. BTL đã điều động về Viettel gần 50 sỹ quan, trong đó có nhiều cán bộ giỏi làm nòng cốt, đây là sự giúp đỡ vô giá.

Viettel đối với Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng

Nhận thức của Tổng công ty

BQP đã quán triệt chỉ giữ lại những công ty nào có gắn kết với việc tăng tiềm lực quốc phòng, còn lại nếu không thì không giữ. Bởi vậy Viettel đã lấy định hướng kết hợp Kinh tế - Quốc phòng làm định hướng đầu tiên. Các DN kinh doanh thuần túy khá không có định hướng này.

Viettel xác định đứng trong đội hình BTL là thuận lợi nhất cho sự phát triển và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cho mạng thông tin Quân sự.

Tạo nên hạ tầng thứ hai cho BQP

Truyền dẫn 64/64 tỉnh, thành đến cấp huyện, xã.

Ở những nơi mạng Quân sự chưa có truyền dẫn, Viettel sẽ cấp để đấu nối các tổng đài quân sự.

Ở những nơi dung lượng lớn sẽ cấp lại: quy hoạch viba xuông đồng bằng Sông Cửu Long: 155 Mb/s hoặc 32E1, cấp lại BTL 8E1.

Đầu tư các tuyến mới: 1B; tuyến đi Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang…Công ty kinh doanh được thì có vốn để đầu tư hạ tầng và đây cũng chính là hạ tầng của BTL.

Tại các tỉnh, thành lớn, các kết nối luồng giữa tổng đài Quân sự với Tổng đài Bưu điện hiện nay đang chạy trên các tuyến đường truyền cáp quang do Viettel đầu tư.

Xây dựng các ứng dụng quân sự trên mạng của Viettel

Truyền báo Quân đội trên mạng VoIP của công ty: Viettel đã sử dụng mạng tốc độ cao để truyền báo Quân đội nhân dân tới các điểm in báo ở Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Viettel trong một tháng đã đưa báo Quân đội nhân dân lên Internet: trong số năm cơ quan ngôn luận lớn nhất của đất nước: Nhân dân, Quân đội, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và Truyền hình thì báo Quân đội lên Internet chậm nhất, do chúng ta thiếu hạ tầng và nhân lực.

Viettel đã đầu tư 35 tỷ đồng vào các ứng dụng quân sự trên mạng di động như: Cell Broadcast: báo động toàn quân – 15 tỷ

VPN: tạo mạng di động dùng riêng cho Quân đội – 20 tỷ

Hệ thống rada phát hiện máy bay tầm thấp: giải pháp của Siemens

Năm 2004, Viettel đầu tư một trạm Hup VSAT khoảng trên 20 tỷ đồng kết hợp kinh doanh với quốc phòng, ứng dụng vệ tinh VSAT cho vùng sâu/xa, biên giới, hải đảo.

Trách nhiệm xã hội:

Viettel coi đóng góp vào sự phát triển xã hội là trách nhiệm, nhất là khi kinh doanh có lãi.

Hỗ trợ các hoạt động của BQP, BTL: các Hội nghị, tham gia và hỗ trợ các Hội chợ do Cục Kinh tế BQP tổ chức.

Đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ người nghèo, tặng báo Quân đội nhân dân cho các xã nghèo, khó khăn và ATK của tỉnh Thái Nguyên, tặng điện thoại cho xã kết nghĩa BTL thông tin.

Tạo công ăn việc làm cho con em cán bộ trong BQP, BTL thông tin.

Tạo hình ảnh tốt về Quân đội làm kinh tế

Nếu Viettel kinh doanh tốt, tạo nên một tên tuổi, một thương hiệu thì cũng làm tăng uy tín của BQP, BTL. Viettel được dư luận coi là có công trong việc tạo ra cạnh tranh trong Viễn thông và họ coi đó là Quân đội làm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 53)