Hiểu biết sâu sắc hơn về marketing trong thời đại mới và đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 91)

8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VIETTEL

3.3.1.1. Hiểu biết sâu sắc hơn về marketing trong thời đại mới và đẩy mạnh hoạt động marketing

hoạt động marketing

Biện pháp tăng sức cạnh tranh chủ yếu cho DN chính là phát triển chất lượng, khả năng cải tiến, sự khác biệt, nhãn hiệu và dịch vụ. Đó là những hoạt động thương mại chủ yếu của DN.

Viettel đã ý thức từ những ngày đầu cung cấp dịch vụ ra thị trường: “Chất lượng là gốc của sản phẩm và dịch vụ của Viettel” đã được nhắc trong quy trình ISO của TCT.

Để giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm, phải nhận thức Marketing là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận, của toàn bộ tổ chức DN, không chỉ riêng bộ phận kinh doanh, mà nói đến chất lượng dịch vụ thì đầu tiên phải là bộ phận kỹ thuật (chất lượng mạng lưới).

Về khả năng cải tiến, sự khác biệt: Môi trường cạnh tranh có rất nhiều người cùng tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ, để KH có thể nhận ra Viettel, đòi hỏi Viettel phải khác với người khác, dịch vụ của Viettel phải có sự khác biệt. Vì vậy, sáng tạo và sự khác biệt là một phần triết lý của người Viettel (Giá trị cốt lõi thứ 4 – sáng tạo là sức sống của Viettel), sự khác biệt phải làm từng ngày, cho từng công việc và từng sản phẩm.

Để bảo vệ thị trường, trong khi cần phải đẩy mạnh các nguồn lực Marketing và bán hàng thì nhiều DN đang cắt giảm chi phí. Mâu thuẫn ở chỗ hiệu quả của Marketing thường khó nhìn thấy, kết quả mang lại không nhanh, nó ngấm dần vào nhận thức, trái tim KH theo thời gian và làm thay đổi hành vi. Vậy Marketing mới trong thời đại mới là như thế nào?

Về trình tự ưu tiên giữa KH, nhân viên, đối tác và đối thủ cạnh tranh

Marketing của thế giới hiện đại cho rằng: DN trước hết cần tập trung vào KH, thứ hai là vào nhân viên, thứ ba là đối tác và thứ tư là các đối thủ cạnh tranh. Tuy

nhiên, để nâng cao NLCT trong thời đại mới, Viettel có một điểm khác về trình tự ưu tiên, trước hết cần tập trung vào người Viettel, thứ hai mới là vào KH, vì phải làm cho người Viettel hiểu và hạnh phúc thì chính họ mới lan tỏa và đem lại hạnh phúc lâu bền cho KH.

Về đối tác, họ có vai trò giúp DN giảm chi phí, tạo ra sản phẩm mới và sự tham gia của đối tác vào sản phẩm đưa đến cho KH là rất lớn. Vì vậy, cần nhận thức đối tác và Viettel cùng tạo ra sản phẩm để phục vụ KH, đối tác và Viettel có chung một KH và số phận của đối tác và Viettel gắn chung vào một KH.

Về đối thủ cạnh tranh: cần nhìn đối thủ trên nhiều phương diện, không có đối thủ sẽ không có Viettel, đối thủ là người cạnh tranh nhưng cũng chính là người đang thúc đẩy DN phát triển. Viettel cần có bộ máy chuyên biệt để nghiên cứu đối tượng này, cần nghiên cứu chiến lược, văn hóa, cách làm của họ để hiểu họ, học họ và tìm ra cách ứng xử và cách làm khác họ.

Quảng cáo và bán hàng

- Về quảng cáo: Hiện nay, mọi người thường hiểu quảng cáo là “nói dối” thị trường. Tuy nhiên, cần nhận thức quảng cáo mang tính nghệ thuật, quảng cáo là thể hiện triết lý, mang tính nhân văn, quảng cáo thể hiện “tôi là ai”.

- Về bán hàng: Bán hàng là nghệ thuật, bán hàng tạo quan hệ thân thiết với KH, người bán hàng là những người quyết định số phận của TCT.

Sử dụng các nghiên cứu thị trường để hướng dẫn chiến lược

TCT không thể lập chiến lược dựa trên mong muốn mà phải dựa vào thực tiễn, dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và xem nghiên cứu thị trường là bộ phận cấu thành của chiến lược. Tập trung vào một khu vực thị trường mà công ty có thể cung cấp một giá trị cao hơn thông qua sự khác biệt liên quan.

Trong một thị trường, vị trí thứ ba là vị trí nguy hiểm và vị trí thứ tư và nguy cơ ra khỏi thị trường. Tức là TCT mở rộng danh mục đầu tư mới vào những lĩnh vực có lợi thế và phát huy những thế mạnh sẵn có. Tạo ra sự khác biệt phải liên quan đến đối

tượng KH của TCT, nghĩa là phải đem lại lợi ích cho KH. Tránh việc giảm giá để bảo vệ thị phần, điều mang lại ý nghĩa tích cực hơn là tăng lợi ích cho KH.

Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi thị trường đã bình ổn, bão hòa và không có đột biến về công nghệ. Điều kiện hoàn cảnh thị trường hiện nay của DN khác, các DN đang bán hàng cao hơn giá thành rất nhiều, thị trường còn khá xa mới đạt đến mức độ bão hòa. Muốn làm chủ quá trình, khi Viettel muốn tăng thị trường từ 20 triệu lên 40 triệu TB và muốn giành thị phần cao hơn thì việc tăng giá trị không giải được bài toán này. Quá trình này xảy ra nhanh hay chậm do chính sách giá quyết định. Viettel vẫn cần giảm giá. Một đặc thù nữa của ngành viễn thông là cho phép nhà cung cấp chất lượng tốt nhất nhưng vẫn đạt được giá rẻ nhất (Nhận định thị trường di động Việt Nam giá dịch vụ sẽ về mức khoảng 500 – 600 đ/ph).

Giảm giá có lợi cho đất nước và KH, đẩy DN vào quá trình tối ưu hóa, lên một nấc thang mới, tạo nên sức cạnh tranh mạnh hơn hẳn và vì thế Viettel sẽ thành công ở thị trường nước ngoài. Đó mới là sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)