8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VIETTEL
3.3.2.2. Liên kết, đoàn kết các doanh nghiệp Viễn thông trong nước để tăng năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế khi hội nhập
năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế khi hội nhập
Trong cơ chế thị trường, các DN buộc phải nâng cao NLCT, DN nào có hạ tầng mạng tốt đồng nghĩa với việc sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho KH. Vì vậy, đầu tư xây dựng hạ tầng là việc không thể không làm đối với các nhà khai thác dịch vụ viễn
thông. Ví dụ, trong dịch vụ di động, với trên 7500 trạm phát sóng (BTS), đương nhiên vùng phủ sóng của Viettel rộng hơn so với các mạng HT, SPT, EVN (hiện tổng số trạm phát sóng của cả 3 mạng này mới chỉ bằng một nửa số trạm của Viettel)
Dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông là một trong những nhân tố quan trọng làm giảm giá thành dịch vụ. Nên khuyến khích doanh nghiệp dùng chung hạ tầng viễn thông trên cơ sở các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, không được xây dựng trùng lặp cơ sở hạ tầng viễn thông. Với các hạ tầng viễn thông bắt buộc phải dùng chung, như trạm cáp quang cập bờ, DN được phép xây dựng và bắt buộc phải xây dựng đủ để các DN khác cùng sử dụng. Còn đối với các hạ tầng viễn thông không nhất thiết phải dùng chung thì nên khuyến khích DN dùng chung trên cơ sở các bên cùng có lợi. Nếu Nhà nước lại bắt buộc DN phải dùng chung ở cả phần hạ tầng viễn thông này thì đó là mệnh lệnh hành chính, mà điều này chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Về những vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông nên quy hoạch và dẫn dắt các DN.
Về quy trình giải quyết vấn đề dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, phải dựa trên đề nghị của DN vì vấn đề này liên quan đến lợi ích của chính DN. Dựa trên đề nghị này, Bộ sẽ yêu cầu DN có hạ tầng viễn thông xem xét khả năng dùng chung về mặt kỹ thuật, chia sẻ lợi ích... Trường hợp DN có hạ tầng viễn thông cho rằng, về mặt kỹ thuật, không thể dùng chung được thì Bộ sẽ yêu cầu DN đó phải giải trình cụ thể.
Các loại thông tin di động dù GSM và CDMA đều gọi mạng lưới BTS là mạng tổ ong (cell). Cả nước sẽ là một tổ ong lớn, mỗi lỗ của tổ ong đó, là cột bất kỳ của DN nào. Các DN cần phải phối hợp để phủ kín mạng tổ ong này trên toàn quốc. Nếu vị trí trùng nhau, cách nhau vài trăm mét, thì nên lắp đặt cùng trạm phát sóng để tiết kiệm chi phí. Các DN có thể thỏa thuận để lắp đặt chung antena trên một cột (vì tần số khác nhau nên không ảnh hưởng đến nhau). Thực ra, về đầu tư công nghệ, hạ tầng viễn thông ở Việt Nam hiện nay đã thực hiện được việc chia sẻ hạ tầng. Ví như mạng thông minh IN đáp ứng được sự roaming, cả với TB trả trước, cả quốc tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hạ tầng của một DN thì chỉ phát triển được ít TB.
Ví dụ, các công ty di động khi phủ sóng trong các tòa nhà vẫn chưa hợp tác với nhau. Trong các nhà cao tầng, nếu một DN “vào” trước rồi, chủ toà nhà không cho DN khác vào nữa; và nhiều công ty đi trước chưa có thoả thuận về chia sẻ cơ sở hạ tầng trong toà nhà với công ty đi sau. Hậu quả là hàng loạt TB của các mạng di động và mạng ĐTCĐ đều “ngoài vùng phủ sóng”, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính những người đang làm việc trong tòa nhà đó, các đối tác hoặc khách đến giao dịch...Trong khi đó, việc phủ sóng ở các toà nhà lớn lên đến hàng trăm nghìn đôla, nếu chỉ riêng một DN triển khai chắc chắn sẽ rất khó khăn. Nhiều công ty vẫn chấp nhận giá cao mà chưa sẵn sàng hợp tác với các DN khác.
Hiện tại, các DN đang đề xuất lên Bộ BCVT đưa ra biện pháp phối hợp với các bộ ngành liên quan nhằm cho phép triển khai song song là hai hệ thống kỹ thuật: GSM hoặc CDMA. Như vậy, khi chủ đầu tư xây dựng hệ thống liên lạc cho phép một trong hai hệ thống này, thì sẽ có ít nhất 3 mạng di động có thể hoạt động bên trong.
Trong năm qua, dấu ấn “đối thoại” của các mạng di động được thể hiện bằng việc ký kết hợp đồng kinh tế kết nối, thay cho cơ chế hành chính “xin, cho”. Vậy trong thời gian tới, chắc chắn quá trình hợp tác sẽ bắt đầu bằng việc các DN thay vì chi phí rất nhiều ra xây dựng hạ tầng, sẽ ngồi lại với “đối thủ”, cùng mở rộng mạng lưới, với chi phí thấp nhất để xây dựng hạ tầng mạng đủ mạnh, cạnh tranh với quốc tế.
Trên thực tế, các DN viễn thông đã chủ động quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển mạng, ví như việc trao đổi cáp quang, trao đổi sợi. Hiện tại, VinaPhone và MobiFone (cùng trực thuộc một cơ quan chủ quản là Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT) đã thực hiện roaming với nhau. Viettel sử dụng chung trạm BTS với S-Fone và trao đổi 3 tuyến cáp đi các tỉnh với VTN; VNPT cũng có hợp đồng cung cấp dung lượng kết nối và dùng chung hạ tầng với Viettel. Viettel đã thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn (khoảng 7000 km cáp quang có tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD) với EVN Telecom. Ngoài Viettel, CMC Telecom và FPT Telecom cũng đã ký kết thoả thuận tương tự với EVN Telecom.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ phía chuyên gia Bộ TT&TT, việc chia sẻ hoặc dùng chung các trạm phát sóng BTS là rất khó, vì mỗi đặc tính kỹ thuật, vị trí, cũng như độ cao của các trạm này thường do DN sở hữu tự quy định. Các DN khác thường khó tác động nên việc sở hữu chung là khó thể xảy ra. Trong những trường hợp bắt buộc và khẩn cấp liên quan đến mục đích sử dụng chung phục vụ cho lợi ích quốc gia như: chống bão lụt, hay roaming phục vụ an toàn thông tin đất nước, đảm bảo liên lạc cho mạng lưới... thì Bộ sẽ có chỉ đạo cho các DN sử dụng chung hạ tầng của nhau. Và đây sẽ là công tác đòi hỏi sự thống nhất, đồng bộ cao.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của thế giới, việc dùng chung hạ tầng mạng hoặc “chia sẻ sóng”di độn g cũng phụ thuộc phần lớn vào thiết bị phần cuối của người sử dụng. Tại nhiều nước tiên tiến, điện thoại cho phép chuyển từ công nghệ GSM sang CDMA và ngược lại đồng thời cho phép các TB dùng nhiều sim trong một máy, với các mạng di động khác nhau. Như thế, chiếc ĐTDĐ luôn được “roaming”, và không bị “tắt máy hoặc ngoài vùng phủ sóng” tại bất cứ nơi đâu.
Yếu tố cạnh tranh của từng mạng sẽ là chất lượng dịch vụ, giá trị của các dịch vụ gia tăng...Vấn đề là đặt trên nền móng hạ tầng chung đó, các mạng di động thay vì chạy theo trào lưu khuyến mại, hút khách mà đầu tư vào mạng lưới theo hướng liên kết với đối tác, thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ích bền lâu, và yên tâm “không rời mạng”.
KẾT LUẬN
Viễn thông nói chung và thông tin di động nói chung là một lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Chủ trương tự do hóa thị trường viễn thông không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các DN viễn thông mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác, đến lợi ích quốc gia. Với sự gia tăng mạnh mẽ của các DN kinh doanh viễn thông trong nước và sau này là các DN nước ngoài làm cho môi trường kinh doanh viễn thông ngày càng sôi động với những cơ hội và thách thức không kém phần gay go, quyết liệt.
Đứng trước sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh, đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi DN trong nước phải tự thân vận động tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình trên cơ sở sự bảo hộ có mức độ và định hướng của Nhà nước.
Góp phần vào việc năng cao NLCT thông tin di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, luận văn đã nghiên cứu giải quyết một số hạn chế về NLCT cũng như giải pháp của Viettel trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về môi trường kinh doanh viễn thông ở Việt Nam, khu vực và thế giới. Các nội dung chính mà luận văn đã đề cập và giải quyết bao gồm:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện những luận cứ khoa học và quan điểm liên quan đến lý luận và thực tiễn cạnh tranh và NLCT trong lĩnh vực dịch vụ của ngành viễn thông trong cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bước đầu tổng kết những kinh nghiệm của một vài nước trên thế giới trong việc tạo lập vị thế và nâng cao NLCT trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động.
- Từ những số liệu thống kê kết hợp với khảo sát tình hình thực tế về hoạt động dịch vụ viễn thông thoại di động ở Tổng công ty Viễn thông Quân đội, luận văn đi sâu dánh giá tổng thể về NLCT của dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất của TCT theo một số tiêu chí cơ bản.
- Một số đề xuất cụ thể trong các nhóm giải pháp cùng những kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao NLCT của TCT Viettel trong việc cung cấp dịch vụ thoại di động trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Với những nội dung đã được đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng đóng góp một phần làm sáng rõ thêm vấn đề nâng cao NLCT của dịch vụ viễn thông di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong điều kiện nghiên cứu có hạn, quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và độc giả để có điều kiện hoàn thiện thêm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Tiến sỹ Tạ Đức Khánh – thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này! Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của toàn thể các thầy cô giáo trong thời gian học tập, của cơ quan, các bạn học và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!