Cải cách cơ cấu tổ chức các công ty Viễn thông – Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 42)

Trung Quốc

Trung Quốc được chia sẻ bởi hai nhà khai thác mạng chính là China Mobile và Unicom. China Mobile có mạng GSM toàn quốc. Unicom được cấp phép xây dựng mạng CDMA toàn quốc. Năm 1999, thị phần của Unicom là hơn 14%, đạt 17% vào cuối năm 2000 và 35% vào năm 2005. Nhà khai thác thứ ba là China Great Wall, dự định xây dựng mạng CDMA. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhà khai thác nhỏ. Trung Quốc sẽ là nước đứng thứ hai trên thế giới về thị trường thông tin di động, chỉ sau Mỹ. Hai công ty được cấp phép khác là Chinasat và China Telecom cũng dự định cung cấp dịch vụ thông tin di động. Cạnh tranh trên thị trường di động ở Trung Quốc rất căng thẳng và bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Thứ nhất, sự tăng trưởng Viễn thông trong những năm gần đây là hệ quả của tác động “cầu”. Từ khi thực hiện cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng GDP trung bình hằng năm là 9,6%(1979 - 1999), dẫn tới sự mở rộng mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế; do đó, tạo ra nhu cầu rất lớn về dịch vụ Viễn thông. Mở cửa kinh tế làm cho người dân có khả năng chọn việc làm xa nhà, hàng triệu người nông thôn kiếm được việc làm tại các đô thị. Lưu lượng Viễn thông quốc tế cũng tăng mạnh do có rất nhiều nhà đầu tư và du lịch vào Trung Quốc. Tất cả các yếu tố phát triển này đòi hỏi phải mở rộng hệ thống Viễn thông.

Thứ hai, trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của Viễn thông trong phát triển kinh tế (lợi nhuận thu được từ việc đầu tư vào Viễn thông cao hơn 16 lần so với đầu tư vào các lĩnh vực khác) và học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm quốc tế. Vì thế, Chính phủ đã ban hành những chính sách phát triển mới dẫn đến bùng nổ đầu tư vào ngành Viễn thông.

Thứ ba, sự tăng trưởng của Viễn thông Trung Quốc một phần là kết quả của cải cách hệ thống quản lý Nhà nước và đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực này. Sự xuất hiện của các nhà khai thác trong nước và sự tham gia của các nhà cung cấp nước ngoài

dẫn tới một kỷ nguyên mới trong cạnh tranh thị phần giữa các nhà khai thác chính. Cạnh tranh làm giảm cước di động, dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng.

Từ khi cải cách hành chính cấp Trung Ương năm 1998, cơ cấu tổ chức ngành Viễn thông được thay đổi. Bộ Bưu điện, Bộ Công nghiệp điện tử và Ủy ban Nhà nước về Quản lý vô tuyến đã được hợp nhất thành Bộ Công nghiệp thông tin (MII); từ đó hợp nhất các chức năng quản lý Nhà nước, tách quản lý khỏi kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sau cải cách, China Telecom và Unicom cùng chịu sự quản lý của MII. Hai nhà khai thác quốc gia giờ đã cạnh tranh trên cùng một bình độ.

Cải cách nền hành chính đã dẫn tới việc cải cách các công ty Viễn thông mà một trong những khởi đầu là China Telecom thành 4 công ty riêng biệt kinh doanh các dịch vụ cố định, di động, nhắn tin và thông tin di động.

- Các dịch vụ di động do China Telecom mới cung cấp, được chính thức thành lập ngày 17/02/2005.

- Bộ phận dịch vụ di động của China Telecom cũ trở thành China Mobile, được chính thức thành lập vào 16/05/2000.

- Chinasat, công ty mới được thành lập đã được Chính phủ phê duyệt cho cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh.

- Bộ phận nhắn tin của China Telecom cũ được sát nhập với Unicom.

Mục tiêu của quá trình cải cách này là phá vỡ thế độc quyền của China Telecom cũ và thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Sau cải cách, China Telecom mới, China Mobile và Unicom cạnh tranh với nhau bình đẳng hơn.

Tóm lại, chương 1 luận văn đã hệ thống hóa lý luận về NLCT của ngành Viễn thông và DN hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế. Đây là sở cứ lý luận quan trọng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng cạnh tranh và NLCT của Tổng công ty Viễn thông Quân đội ở chương 2.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)