Văn hoá doanh nghiệp xây dựng thị trường lao động nội bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)

nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp

Có một sự gắn kết tương hỗ giữa VHDN với NLCT của sản phẩm mà DN cung cấp. Xây dựng và phát triển VHDN của nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

VHDN là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của DN trong việc theo đuổi, thực hiện các mục tiêu.

VHDN được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất, trong công việc hàng ngày như cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, các thủ tục hành chính...Thứ hai, các giá trị tinh thần trong việc xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung không. Đây là điều mà các chủ DN mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước. Cao hơn nữa và là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân trong DN. Giá trị của DN phải đánh giá được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

của DN. VHDN đảm bảo sự trường tồn của DN cũng như sản phẩm mà DN cung cấp. Khi mỗi DN xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của DN, hiểu rõ về những ưu thế của sản phẩm mà DN mình cung cấp để phát huy và ngược lại cũng nắm chắc những bất lợi thế của nó để tạo động lực tìm cách khắc phục; chính là con đường thúc đẩy sự phát triển của DN (Ví như người Viettel dùng mạng Viettel, thành viên Vina dùng mạng Vina…). Xây dựng văn hoá trong mỗi DN làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của DN cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các DN quan tâm. Ý chí tinh thần, sự hãnh diện và niềm tự hào mãnh liệt là lý do khiến nhân viên hết mình vì DN, biến ý tưởng sáng tạo thành mục tiêu phát triển DN. Muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt thì DN nhất thiết phải xây dựng VHDN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)