Cạnh tranh Viễn thông với nước ngoài trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

Từ năm 1990 đến 2006, ngành công nghiệp Viễn thông đã tăng trưởng với tốc độ xấp xỉ gấp đôi sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Ở tầm kinh tế vĩ mô, sự đóng góp của các dịch vụ Viễn thông vào nền kinh tế nói chung đã tăng nhanh từ 1,8% năm 1990 lên 4,2% GDP toàn cầu năm 2006. Trong thời kỳ này, ĐTDĐ đã trở thành một công cụ sản xuất, giải trí, liên lạc không thể thiếu và công nghệ số đã thẩm thấu vào mọi mặt của cuộc sống một cách lặng lẽ. Các nhà khai thác mạng chỉ mới bắt đầu thu hoạch từ những vụ đầu tư khổng lồ cho 3G cách đây vài năm. 3G đã mở ra một thị trường nội dung di động rộng lớn – tải nhạc chuông, hình nền, game…ĐTDĐ có vòng đời ngày càng ngắn sẽ nhanh chóng trở thành hàng hóa đến mức chính nội dung và dịch vụ giải trí gia tăng đem lại cơ hội lợi nhuận hơn.

Châu Á, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai và vận may của ngành công nghiệp Viễn thông. Không chỉ những khu vực khác đang nhìn về châu Á để học hỏi mà các công ty công nghệ Châu Á cũng bắt đầu tìm vị trí cho mình trên sân chơi toàn cầu, kết hợp với sức mạnh của dịch vụ nội dung hấp dẫn, mô hình định giá cước sáng tạo và những công nghệ mới.

Các nền kinh tế công nghiệp hóa OECD hiện tạo ra tổng cộng 80% doanh thu Viễn thông toàn cầu. Doanh thu từ ngành Viễn thông hiện chiếm 3% GDP, tăng hơn 50% so với năm 1990.

Trong khi đó, các quốc gia châu Phi gần đây đã vượt tốc độ tăng trưởng của các nước OECD với 3.2% GDP là do dịch vụ Viễn thông đóng góp từ 2000 – 2006.

Tuy nhiên, hai nền kinh tế Châu Á song sinh Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là động lực tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp Viễn thông. Trung Quốc dẫn đầu với 400 triệu TB di động. Viễn thông đóng góp chưa đến 1% cho GDP Trung

Quốc năm 1990 nay đã chiếm 4%. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển, dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số và thị trường nông thôn chưa khai thác của Ấn Độ đã khiến nước này trở thành một trong những triển vọng lớn nhất cho các công ty Viễn thông hiện nay. Từ khi Chính phủ Ấn Độ tự do hóa thị trường Viễn thông, sự tăng trưởng của ngành này rất ngoạn mục. Từ chỗ chỉ có 3,5 triệu TB di động năm 1990, nay Ấn Độ có hơn 105 triệu người sử dụng di động.

Singapore và Hongkong (Trung Quốc) lại có thị trường tương đối bão hòa với mật độ thị trường đạt hơn 95%.

Thị trường Viễn thông Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Chính phủ Việt Nam đã xác định lĩnh vực Viễn thông là một trong những ưu tiên của hiện đại hóa đất nước: tăng số đường dây, kỹ thuật số hóa, đa dạng dịch vụ. Theo Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), với tốc độ tăng trưởng 70% trong những năm vừa qua, thị trường Viễn thông của Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tăng trưởng, và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà ĐTNN. Vào 4/2008, vệ tinh Vinasat được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành Viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ di động nói riêng.

Bên cạnh đó, tiêu dùng trong viễn thông sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn. Các con số thống kê cho thấy, khi mật độ điện thoại di động của mỗi nước tăng thêm 10%, sẽ góp phần cho GDP tăng trưởng 1,2%. Trên thực tế, việc sử dụng các dịch vụ viễn thông của người Việt Nam không nhiều. Ví dụ như Trung Quốc, bình quân mỗi TB sử dụng nghe gọi và gọi khoảng 370 phút/tháng, các nước trong khu vực đang sử dụng ở mức độ 330 phút/tháng, nhưng Việt Nam chỉ ở con số 150 phút/tháng. Việc sử dụng ít các dịch vụ viễn thông của Việt Nam do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố giá cả. Hiện trung bình trên thế giới mật độ người sử dụng TB di động đã đạt trên 50% (khoảng trên 3,5 tỷ người), nhưng ở Việt Nam con số này mới chỉ khoảng 35%. Như vậy, mật độ di động của Việt Nam vẫn còn ít hơn mật độ trung bình của thế giới, nên sẽ có cơ hội cho phát triển lĩnh vực viễn thông.

Đối mặt với thách thức và cơ hội ngày càng tăng trong những khu vực mới, các công ty Viễn thông đang tập trung chú ý để nâng cao NLCT của ngành Viễn thông trong nước, bằng cách tạo ra một cơ chế giá cước hấp dẫn đối với việc truy cập dữ liệu và đưa ra những ứng dụng mới nhất, hấp dẫn nhất để khai thác băng rộng lớn sẵn có.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)