Cạnh tranh Viễn thông trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)

CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH

a/ Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của ngành

Các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức DN góp phần quyết định khả năng cạnh tranh.

Mục tiêu của công ty bị tác động chủ yếu bởi cấu trúc sở hữu, động cơ của chủ sở hữu và chủ nợ, bản chất cơ cấu quản lý công ty, các khuyến khích tạo thành động cơ của người quản lý cấp cao. Động cơ của các người quản lý hoặc người lao động làm việc trong DN có thể tăng cường hoặc làm giảm lợi thế cạnh tranh. Vấn đề cần quan tâm là cả người quản lý và người lao động có động cơ phát triển kỹ năng của mình cũng như luôn nỗ lực để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Các nhân tố quan trọng xác định ứng xử của cá nhân là hệ thống lương, thưởng; quan hệ giữa người quản lý và người lao động và DN; thường xuyên đầu tư tăng cường kỹ năng, hiểu biết tốt hơn về ngành kinh doanh, trao đổi ý tưởng giữa các bộ phận…

Cạnh tranh trong nước có tác động mạnh hơn cạnh tranh quốc tế trong trường hợp mà cải tiến và đổi mới là yếu tố cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh trong nước tạo ra những lợi ích như: sự thành công của một DN tạo sức ép phải cải tiến đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và thu hút đối thủ mới nhập cuộc; sức ép cạnh tranh không chỉ vì lý do kinh tế thuần túy, mà còn vì lý do danh dự và cá nhân; tạo sức ép bán hàng ra thị trường nước ngoài, đặc biệt khi có yếu tố hiệu quả kinh tế nhờ quy mô; đó là bước chuẩn bị tốt để khi phải chịu áp lực cạnh tranh ở nước ngoài.

Tạo ra sức ép làm thay đổi cách thức cải tiến lợi thế cạnh tranh: dựa nhiều hơn vào tính chất độc đáo của sản phẩm, hàm lượng công nghệ hơn là lợi thế về tài nguyên

và chi phí lao động thấp (vốn không phải là điều mong muốn khi cần cải thiện đời sống cho người dân). Toàn bộ ngành sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý tưởng mới được phổ biến và ứng dụng nhanh hơn. Tình trạng có nhiều đối thủ cạnh tranh có thể khắc phục được một số điểm bất lợi là thiếu đối thủ cạnh tranh tạo sức ép buộc Chính phủ phải đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ như trợ cấp bảo hộ sản xuất trong nước thiếu hợp lý hoặc ưu đãi một DN trong nước nào đó, làm giảm tính năng động của DN. Tuy nhiên, bản thân số lượng các đối thủ cạnh tranh trong nước chưa đủ để đảm bảo thành công, vấn đề là phải cạnh tranh có hiệu quả. Hơn nữa trong trường hợp một nước nhỏ và ít đối thủ cạnh tranh trong nước thì thị trường trong nước hoàn toàn mở cửa cùng với chiến lược kinh doanh quốc tế có thể là giải pháp thay thế hữu hiệu.

b/ Điều kiện các yếu tố sản xuất

Các DN có thể có được lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng được các nhân tố đầu vào có chi phí thấp, chất lượng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng phải được phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hơn nữa, những đầu vào quan trọng với hầu hết các ngành, đặc biệt là với những ngành mà tăng năng suất không phải do những yếu tố tự nhiên mà do con người sáng tạo ra quyết định (ngành Viễn thông). Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Việc duy trì lợi thế cạnh tranh đầu vào phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào, đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp; được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản gồm tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp gồm hệ thống hạ tầng Viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần và khả năng cung ứng hoặc tiếp cận tới chúng ngày càng mở rộng. Ngược lại, các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp các DN tạo được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và công nghệ. Số lượng

các đầu vào này không nhiều do việc tạo ra chúng đòi hỏi phải đầu tư lớn và thường xuyên về nhân lực và vật lực và việc có được chúng không phải là điều dễ dàng. Do vậy, lợi thế cạnh tranh dựa vào đầu vào cao cấp ổn định hơn. Tuy nhiên, các nhân tố đầu vào cao cấp của quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản.

Việc đánh giá NLCT theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng.

CẠNH TRANH BÊN NGOÀI NGÀNH

a/ Điều kiện nhu cầu trong nước (demand conditions)

Với quy mô dân số hơn 85 triệu người, Việt Nam là một thị trường Viễn thông đầy tiềm năng, đang bắt kịp các quốc gia Châu Á láng giềng và phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông cần thiết để hỗ trợ liên tục tới tăng trưởng kinh tế và ĐTNN. Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), mật độ điện thoại ở Việt Nam tăng 42% trong giai đoạn 2000 – 2005. Việt Nam cũng đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong dịch vụ ĐTDĐ, hiện chiếm 75,5% tổng số TB điện thoại.

Bảng 1.1. Tổng quan chỉ số sản phẩm CNTT và truyền thông Việt Nam

Số thuê bao di động (tháng 12/2007)

33,22 triệu Thuê bao 33.7/100 dân cư

Chiếm 75.5% tổng số TB ĐT Mật độ điện thoại (tháng 12/2007) 44 triệu thuê bao điện thoại

52/100 dân cư Số TB Internet (tháng 7/2007) 4.67 triệu TB

Mật độ sử dụng Internet (tháng 11/2007) 18,64 người/ 100 dân

Nguồn: Trung tâm thông tin mạng Việt Nam (NIC)

Ở đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX là sự độc quyền trên thị trường Viễn thông di động của DN Nhà nước VNPT. Số người sử dụng dịch vụ ĐTDĐ chỉ rất ít. Phần là vì giá cước quá cao và giá thiết bị đầu cuối cũng đắt đỏ. Mặt khác, chất lượng mạng và vùng phủ sóng chưa mang tính toàn quốc. Ngày nay, do thu nhập người dân đã tăng

đáng kể, khoa học công nghệ phát triển, các thiết bị đầu cuối giảm giá nhanh chóng, nhu cầu của người dân trên thị trường di động tăng mạnh. KH ngày càng đòi hỏi cao tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, đặc tính kỹ thuật và dịch vụ, do đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Tác động của quy mô thị trường đến lợi thế cạnh tranh rất rõ ràng. Quy mô thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh do khuyến khích các DN Viễn thông đầu tư vào thiết bị mạng lưới, nâng cấp đường truyền, giảm giá cước. Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích DN áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn vì làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ làm cho đầu tư hiện tại bị dư thừa. Sự bão hòa dịch vụ di động ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho các DN trong nước, thúc đẩy các DN mở rộng đầu tư vào mạng lưới ở vùng nông thôn, vùng sâu/xa, tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của các gói sản phẩm, nâng cao hiệu quả lao động, tăng cường mức độ cạnh tranh giữa các DN trong nước và buộc các DN phải giảm chi phí, loại bỏ các DN yếu nhất, các DN còn lại sẽ là những DN mạnh hơn, đổi mới hơn.

b/ Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Đối với mỗi DN, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Trong khi đó, các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà DN có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ. Nói chung, một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho DN. Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và có liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các DN như cung cấp trong thời gian ngắn và chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung ứng giúp DN nhận thức các phương pháp và cơ hội tác động tới những nỗ lực về kỹ thuật của các nhà cung ứng và là nơi kiểm chứng ý kiến đề xuất cải

tiến của nhà cung ứng; trao đổi về nghiên cứu và phát triển để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hơn nữa, ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ DN này đến DN khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, một quốc gia không nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranh trong tất cả các ngành hỗ trợ và liên quan để tạo lợi thế cạnh tranh cho DN. Những đầu vào không có tác động quan trọng tới sự đổi mới hoặc hiệu quả của sản phẩm hoặc công nghệ thì có thể nhập khẩu.

c/ Khả năng kiểm soát thị trường Viễn thông của Nhà nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Lĩnh vực Viễn thông cần có sự quan tâm đặc biệt bởi nó là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Thông qua việc hỗ trợ thương mại đối với sản phẩm và dịch vụ Viễn thông, Việt Nam sẽ không chỉ hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên mới của WTO mà còn gia tăng đáng kể lợi ích của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường dịch vụ Viễn thông đã phát triển khá năng động trong thời gian qua với sự tham gia của nhiều thành phần. Tốc độ tăng trưởng cao được duy trì liên tục qua nhiều năm. Mạng lưới mở rộng nhanh chóng và mức độ hiện đại hóa theo kịp trình độ thế giới. Các DN cũng ngày càng quen hơn với văn hóa cạnh tranh, chú trọng đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Thực tế, giá cước dịch vụ liên tục giảm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng.

Môi trường pháp lý chuyên ngành về Viễn thông đã tương đối hoàn chỉnh với Pháp lệnh BCVT và các Nghị định hướng dẫn. Các văn bản này về cơ bản đã phù hợp với những nguyên tắc và nghĩa vụ cơ bản chung của một nước thành viên WTO.

Các nhà ĐTNN đã tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông với trên 2 tỷ USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC từ rất sớm. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (TBA) có hiệu lực từ năm 2001 đã đưa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường Viễn thông theo hình thức liên doanh từ năm 2001. Mức cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là

tương đương mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Hiệp định tiếp cận thị trường Việt Nam – EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tư EU tham gia thị trường Viễn thông như các nhà đầu tư Mỹ.

Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ Viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết “quá cởi mở” của các nước mới gia nhập WTO như Campuchia, Jordani, Ả-rập Xê-út…, các nước đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xóa bỏ mọi hạn chế về ĐTNN trong lĩnh vực Viễn thông.

Xét chung cả khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, ANQP thì cân bằng mặt lợi và hại của việc chấp nhận một số nhân nhượng trong Viễn thông là một cân bằng động, hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ và năng lực quản lý của Nhà nước, phụ thuộc vào tiềm lực, sự năng động, quyết tâm của các DN trong việc đổi mới tổ chức, sản xuất – kinh doanh để nâng cao NLCT.

Khả năng kiểm soát thị trường Viễn thông sau gia nhập cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Tập đoàn chủ lực VNPT. VNPT tới đây sẽ phải là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết thị trường Viễn thông có sự tham gia của nhiều thành phần. Một yếu tố quan trọng nữa, đó là trách nhiệm của lãnh đạo các DN Viễn thông. Tham gia WTO là tham gia vào cuộc cạnh tranh tầm cỡ quốc tế. Nếu hợp tác phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường, các DN Viễn thông vẫn thu hút ĐTNN để phát triển mà vẫn giữ được vai trò kiểm soát. Nhà nước vẫn duy trì khả năng điều tiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)