Tình hình hội nhập quốc tế và nội dung cam kết gia nhập WTO về dịch vụ Viễn thông

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 84)

8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VIETTEL

3.1.1. Tình hình hội nhập quốc tế và nội dung cam kết gia nhập WTO về dịch vụ Viễn thông

thách thức đối với Viễn thông di động Việt Nam

3.1.1. Tình hình hội nhập quốc tế và nội dung cam kết gia nhập WTO về dịch vụ Viễn thông dịch vụ Viễn thông

Hội nhập kinh tế quốc tế trong Viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi hiểu rõ bản chất, nắm vững thời cơ, vận hội. Việc mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông phù hợp với xu thế hội nhập chung của đất nước, mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển ngành nói riêng, đồng thời song hành với nhiều rủi ro và thách thức. Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nguy cơ các DN Việt Nam bị thua thiệt và mất các thị trường tiềm năng là không nhỏ. Viễn thông là một trong những lĩnh vực chịu nhiều sức ép mở cửa nhất trong đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

Là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành Viễn thông Việt Nam đang là đích ngắm của nhiều nhà ĐTNN. Mục tiêu ngành Viễn thông Việt Nam đề ra khi mở cửa thị trường là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực.

Thị trường Viễn thông hội nhập, DN Viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các DN Viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đoàn Viễn thông lớn trên thế giới.

* Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Hiện trạng cam kết quốc tế: Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA VN- HK) hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC: nước ngoài góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành) và liên doanh (JV) 49 % vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ Viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ Viễn thông GTGT. BTA VN- HK chưa cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trương mở cửa từng bước và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.

- Yêu cầu của các đối tác: Mở cửa thị trường cao hơn, cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và đưa ra lộ trình cho phép công ty 100% vốn nước ngoài.

- Cam kết của Việt Nam:

+ Cung cấp dịch vụ Viễn thông có hạ tầng mạng: Việt Nam không nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong BTA VN- HK. Trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

+ Cung cấp dịch vụ Viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, Việt Nam có nhân nhượng hơn một chút: phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định.

- Hiện trạng: Việt Nam hiện chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với các DN Viễn thông đã được cấp phép. Quy định như vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các DN Viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lượng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát được thị trường.

- Yêu cầu của đối tác: Tự do lựa chọn đối tác liên doanh là một trong những yêu sách của một số đối tác đàm phán lớn. Nếu buộc phải chấp nhận điều này thì sự cạnh tranh sẽ đến không điều kiện và khốc liệt hơn do việc thành lập các liên doanh Viễn thông, hình thức này còn thực chất là nhanh hay chậm sẽ trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Thị trường sẽ bị tư nhân hóa.

- Cam kết gia nhập WTO:

+ Cung cấp dịch vụ Viễn thông có hạ tầng mạng: Việt Nam không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong BTA VN- HK. Bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép.

+ Cung cấp dịch vụ Viễn thông không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh. Nhân nhượng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ Viễn thông GTGT, Việt Nam cho phép nước ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập.

* Cung cấp dịch vụ qua biên giới

- Hiện trạng: Việt Nam quy định nước ngoài phải có thỏa thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam được cấp phép làm dịch vụ Viễn thông quốc tế. Điều này cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi và tạo ra thị trường thông tin vệ tinh cho các DN Việt Nam. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin.

+ Yêu cầu đàm phán: Thị trường cáp quang biển quốc tế và dịch vụ băng rộng qua vệ tinh đang là mối quan tâm ưu tiên của một số đối tác đàm phán lớn và họ yêu cầu được cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh với các trạm thu nhỏ VSAT cho mọi đối tượng, được

sở hữu dung lượng cáp quang 2 chiều đến trạm cập bờ của Việt Nam và bán dung lượng cáp quang biển cho mọi đối tượng.

- Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng

loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng 2 chiều) trên các tuyến cáp cong-xooc xiom mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán xỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. 04 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ ảo VPN và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế được cấp phép.

Tóm lại, có một số dịch vụ mà các thành viên WTO đặc biệt quan tâm và Việt Nam buộc phải có một số nhân nhượng phù hợp là dịch vụ vệ tinh cố định (VSAT), dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và các dịch vụ GTGT VAS được bán kèm, bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ thuê kênh quốc tế, bán lại dịch vụ Viễn thông nói chung, các dịch vụ Internet (đặc biệt kết nối IXP).

Như vậy, các DN Viễn thông Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển để chiếm lĩnh những mảng thị trường này trước, đảm bảo giữ vững thị trường và thế hợp tác chủ động sau này.

Về tổng thể, Việt Nam đã có một số nhân nhượng phù hợp về mở cửa thị trường Viễn thông theo yêu cầu của các thành viên WTO trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông không có hạ tầng mạng và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ qua biên giới (dịch vụ Viễn thông quốc tế) để đổi lấy việc bảo lưu hạn chế “nước ngoài phải liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép và bảo lưu hạn chế mức vốn góp nước ngoài tối đa là 49% trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng”. Những nhân nhượng về dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp quang biển cung cấp qua biên giới chỉ cho phép phía nước ngoài được phép sở hữu toàn phần dung lượng thuộc hệ thống truyền dẫn

không nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam vẫn bảo lưu được quyền kiểm soát Nhà nước đối với hạ tầng mạng Viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam và qua đó giữ được quyền kiểm soát nhất định đối với thị trường dịch vụ và an ninh thông tin. Việt Nam chưa cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông. Các công ty nước ngoài vẫn phải hợp tác với các công ty trong nước để cung cấp dịch vụ.

Xét chung cả khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội và ANQP thì cân bằng mặt lợi và mặt hại của việc chấp nhận một số nhân nhượng trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông là một cân bằng động, cân bằng này hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ và năng lực quản lý của Nhà nước, phụ thuộc vào tiềm lực, sự năng động và quyết tâm của các DN trong việc đổi mới tổ chức, sản xuất – kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh.

Khả năng kiểm soát thị trường Viễn thông sau gia nhập cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT). VNPT tới đây sẽ phải là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết thị trường Viễn thông có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Có các cơ chế chính sách thúc đẩy thích hợp cho các DN Viễn thông mới có cơ sở hạ tầng vươn nhanh chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khả năng kiểm soát thị trường Viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của lãnh đạo các DN Viễn thông. Tham gia WTO là tham gia vào cuộc cạnh tranh tầm cỡ quốc tế. Nếu biết hợp tác phát triển, phát huy tốt tinh thần tự lực tự cường, các DN Viễn thông vẫn có thể thu hút ĐTNN để phát triển mà vẫn giữ được vai trò kiểm soát, qua đó Nhà nước vẫn duy trì được khả năng điều tiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)