Tự do hoá và các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

nghiệm của Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ có trên 700 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài, khoảng 1300 công ty cung cấp dịch vụ điện thoại trong nước. Các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông ngày càng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các phương tiện thông tin thay thế và đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Do giá thuê mạng trục khá cao, nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đã bị đẩy vào tình trạng phá sản. Họ cạnh tranh trong điều kiện phải mua với giá mua buôn từ các công ty điều hành để tiếp cận hệ thống mạng và bán cho người tiêu dùng với giá bán lẻ. Tuy nhiên, các công ty điều hành đã tìm cách loại các đối thủ của họ ra khỏi thị trường bằng cách duy trì giá thuê mạng trục khá cao, làm giảm sự chênh lệch giữa giá mua buôn và giá bán lẻ, khiến cho các đối thủ không thể có được lợi nhuận.

Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ hết sức mạnh mẽ ngành dịch vụ Viễn thông. Cơ quan quản lý thương mại quốc tế (International Administration - ITA)-Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thành lập một bộ phận riêng để hỗ trợ cho sự phát triển và nâng cao NLCT của ngành Viễn thông với tên là Office of Telecommunications (OT). OT có đặc quyền:

- Xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế cho ngành Viễn thông Hoa Kỳ. OT tài trợ cho các hoạt động xúc tiến có quan hệ trực tiếp với Chính phủ và quan chức của ngành ở nước ngoài, giúp đỡ các công ty Hoa Kỳ trong việc cạnh tranh để giành được các dự án quan trọng ở nước ngoài.

- Cung cấp tư vấn kinh doanh cho các hãng Viễn thông của Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường của một số nước nhất định.

- Ủng hộ và bảo vệ các công ty Viễn thông Hoa Kỳ: Phối hợp với các bộ phận khác của ITA và các cơ quan khác của Hoa Kỳ, OT hành động như một đơn vị trung gian giữa các công ty Hoa Kỳ và Chính phủ nước ngoài.

- Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích số liệu thống kê của ngành Viễn thông trong và ngoài nước.

Với các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ như vậy, các công ty Viễn thông của Hoa Kỳ đã đầu tư ra nước ngoài tổng cộng 11,7 tỷ USD năm 2001. Trong thời kỳ 1996–2000, con số này tăng trưởng liên tục với mức trung bình 14%/năm. Mức tăng trưởng còn bắt nguồn từ sự thay đổi về công nghệ, những cải cách thị trường và xu hướng tư nhân hóa ở các nước. Các công ty Viễn thông có vốn đầu tư của Hoa Kỳ đã cung cấp sản lượng dịch vụ với giá trị 41,5 tỷ USD trong năm 2005, trong đó thị trường Châu Âu, đặc biệt là Đức và Anh, chiếm 52% giá trị này, Châu Mỹ La Tinh chiếm 33%. Ngược lại, ĐTNN vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực Viễn thông cũng đạt tới con số 48 tỷ USD trong năm 2001, tăng 105% so với năm 2000, khá lớn so với mức tăng bình quân 47%/năm giai đoạn 1996 – 2000.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)