Cạnh tranh về hệ thống mạng lưới và chất lượng mạng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)

Viettel là một DN kinh doanh định hướng thị trường, tức là quan tâm đến KH và đầu tư dựa trên nhu cầu thị trường, chú trọng đến chiến lược kinh doanh, giá, chính sách KH và dịch vụ GTGT. Ngay từ khi thành lập, Viettel đã có một chiến lược đầu tư đúng đắn khi mở rộng vùng phủ sóng trên phạm vi cả nước 64 tỉnh, thành.

Chưa có DN nào có tốc độ phát triển nhanh như Viettel, nhanh trong phát triển hạ tầng, nhanh trong chiếm lĩnh thị trường và nhanh trong việc thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Chiến lược phát triển nhanh đã được Viettel áp dụng ngay từ khi gia nhập thị trường Viễn thông vào năm 2000. Khi đó, Viettel chưa hề có một hạ tầng riêng, tiền vốn chỉ có 2,3 tỷ đồng. Trên thị trường di động, chỉ sau gần 04 năm (từ năm 2004), Viettel đã dựng lên một mạng di động có vùng phủ sóng lớn nhất Việt Nam với 8000 trạm phát sóng trên khắp 64 tỉnh/thành phố, có gần 600 cửa hàng đa dịch vụ và

81 siêu thị, trên 2000 nhân viên giải đáp và chăm sóc KH. Sau gần 04 năm, Viettel có hơn 30 triệu thuê bao đăng ký, trong đó có khoảng 15 triệu TB thực (thuê bao active) và đã được các tạp chí nước ngoài bình chọn là 1 trong 20 mạng điện thoại di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Bảng 2.1. Tổng doanh thu và nhân lực của VIETTEL thời kỳ 2000 - 2007

Thời gian 2000 2003 2005 2006 2007 Doanh thu Số tuyệt đối (tỷ đồng) 50 1,081 3,100 7100 16,468 % tăng trưởng 1,900 210 610 131,94 Nhân lực Số tuyệt đối (người) 100 2.000 7.000 9055 % tăng trưởng 1900 250 29,36 Thu nhập bình quân đầu người Số tuyệt đối (đ/người/tháng) 1.565.000 3.800.000 5.600.000 % tăng trưởng 142.81 47.37

Nguồn: Tổng công ty Viễn thông Quân đội

Sơ đồ sau đây về doanh thu dịch vụ viễn thông của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội sẽ cho thấy rõ hơn về quy mô và tốc độ tăng trưởng của Viettel về cung cấp dịch vụ viễn thông.

Nguồn: www.Viettel.com.vn/NganHangDuLieu/ThongKeAnTuong

Viettel đã phát triển với một tốc độ nhanh đáng kể: Tổng Doanh thu năm 2003 (1,081 tỷ đồng) so với năm 2000 (50 tỷ đồng) gấp hơn 20 lần, năm 2006 là 7,000 tỷ đồng, năm 2007 là 16,468 tỷ đồng, tăng 132% so với năm 2006, nộp ngân sách 2,692 tỷ đồng, tăng 122% so với năm 2006; đội ngũ nhân lực từ 100 người năm 2000 lên 2,000 người năm 2003 (tăng lên gấp 20 lần sau 03 năm); năm 2007 là 7,000 người; So sánh với các doanh nghiệp khác về mảng xây dựng, đường trục 1A triển khai trong vòng 05 năm, trong khi đường trục 1B của Viettel triển khai chỉ trong 1.5 năm. Mạng di động Vinaphone, Mobiphone triển khai 10 năm mới phủ sóng 1000 trạm, trong khi mạng di động của Viettel triển khai với số trạm đó chỉ mất khoảng thời gian 1,5 – 02 năm.

Đối với liên lạc bằng Viễn thông di động, hệ thống mạng lưới và phạm vi vùng phủ sóng luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp. Giá cả dù có rẻ, phương thức tính cước dù có lợi cho KH, nhưng nếu thực hiện cuộc gọi mà liên tục ngoài vùng phủ sóng hoặc đang gọi bị ngắt liên lạc thì tiền cước dù “rẻ” cũng thành “đắt”.

Năm 2004, 10 năm kể từ khi có mạng di động đầu tiên tại Việt Nam (VNPT), Viettel Mobile chính thức gia nhập thị trường thông tin di động. Ngay từ những ngày đầu tiên, Viettel Mobile đã phủ sóng toàn quốc (được chuẩn bị khá kỹ trước đó) với quan điểm “đầu tư cho cơ sở hạ tầng mạng trước, kinh doanh đi sau”.

Với việc chưa có TB mà đã đầu tư hạ tầng mạng trên toàn quốc, Viettel Mobile phải đối mặt với hàng loạt khó khăn vào những ngày mới bắt đầu. Nhưng hành động đó đã nhanh chóng được mang lại thành quả bởi ngay từ đầu Viettel Mobile đã đồng nghĩa với di động phủ sóng toàn quốc. Gần 04 năm sau ngày chính thức hoạt động, quan điểm về đầu tư đi trước của Viettel Mobile vẫn còn nguyên giá trị. Nhờ có chiến lược đầu tư thần tốc cùng nhiều kế hoạch kinh doanh sáng tạo khác, Viettel Mobile hiện trở thành mạng di động số 1 Việt Nam với dung lượng mạng là 30 triệu thuê bao, với số lượng

khách hàng trên 15 triệu, cùng 8000 trạm thu phát sóng (BTS) trên toàn quốc, GPRS cũng phủ sóng toàn quốc.

Hiện nay, sóng di động Viettel đã trùm khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam. Từ đỉnh Phan Xi Păng “nóc nhà của Đông Dương” (cao 3.143m) cho đến Mũi Cà Mau - nơi tận cùng của tổ quốc đều có bao phủ sóng di động Viettel. Có nên chăng đặt câu hỏi tại sao lại phải đặt trạm thu phát sóng trên “nóc nhà của Đông Dương” cũng như ở nơi tận cùng của đất nước vì ở đó không có nhiều người sử dụng di động, không có khả năng sinh lời? Sự hiện diện ở khắp mọi nơi khiến cho KH không bao giờ bị mất liên lạc khi sử dụng dịch vụ của Viettel. Thêm một điểm đặc biệt khác, Viettel đã chọn Mũi Cà Mau làm nơi đặt trạm thu phát sóng thứ 5.000 - cột mốc thể hiện sự vượt trội của một mạng di động được đầu tư lớn về mạng lưới.

Biểu đồ 2.2. Số lượng trạm phát sóng BTS của các nhà khai thác (tính đến 05/2008)

80000 0 7000 6000 1000 1020 1200 0 2000 4000 6000 8000 BTS Viettel Mobi Vina S-fone EVN HT Mobile Mang

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường đối thủ cạnh tranh – Phòng Kinh doanh – ViettelTelecom

Quan sát sơ đồ 2.3 ta thấy, 3 mạng Viettel, Vinafone, Mobifone có số lượng trạm phát sóng chiếm đa số tổng trạm. Trong năm 2008, Viettel có kế hoạch sẽ nâng tổng số trạm BTS lên 12.000 trạm. Tuy nhiên hiện tại, mạng Viettel phủ sóng mạnh

dàng giữa hai mạng. Vì vậy, mật độ hay độ phủ dày trạm phát sóng của các nhà khai thác là có khác nhau tại những địa phương khác nhau. Điều này là một trong những lý do khiến cho nhiều người lựa chọn sử dụng hai mạng khác nhau cùng một lúc để thỏa mãn nhu cầu liên lạc của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)