Cạnh tranh về thương hiệu và thị phần

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 68)

Hiện nay, thị phần di động của VNPT vẫn đang giữ tỷ lệ khống chế với 62%. Nhưng VNPT đang đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể vì các đối thủ cạnh tranh (Viettel, S-fone, EVN Telecom, HT Mobile…) đang áp dụng những biện pháp Marketing rất hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần. Việt Nam đã và đang hội nhập, hàng loạt nhà ĐTNN đang gia nhập thị trường ĐTDĐ Việt Nam như Tổng công ty viễn thông toàn cầu (Gtel) sẽ ra mắt vào quý IV/2008 (sẽ cung cấp mạng GSM), Tập đoàn công nghệ CMC Telecom…khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt. Biểu đồ sau sẽ cho thấy tổng quan về thị phần di động giữa các mạng tính đến 02/2008.

Nguồn: Tạp chí BCVT & Công nghệ thông tin

Số lượng TB chỉ là một trong những tiêu chí để Bộ TT&TT xem xét doanh nghiệp có chiếm thị phần khống chế hay không. Số liệu quan trọng nhất trong tiêu chí xếp loại thị phần khống chế đó là doanh thu của dịch vụ này, vì đó là yếu tố để xem xét thiết thực nhất và đây là con số phải báo cáo với Bộ Tài chính và để quyết toán.

Từ năm 2007, Viettel đã đạt mức doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.

Biểu đồ 2.4. Doanh thu của các nhà khai thác mạng ĐTDĐ năm 2007

45.300 1.920 2.590 1.542 1.920 2.590 1.542 16.468 0 10000 20000 30000 40000 50000

Viettel VNPT S-fone EVN HT

Mobile

Nhà khai thác mạng Tỷ VNĐ

Nguồn: Tình hình phát triển BCVT & CNTT năm 2007 – vietnamnet.vn/cntt

Năm 2006, Viettel được hưởng những ưu đãi của doanh nghiệp chưa chiếm thị phần khống chế, bởi cước kết nối giữa doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế như VNPT phải trả cho doanh nghiệp chưa chiếm thị phần khống chế là 900 đồng/ph; Doanh nghiệp chưa chiếm thị phần khống chế kết nối sang mạng của VNPT chỉ trả

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị phần di động tính đến 02/2008

32% Vina Viettel 30% Mobi 36% Các mạng khác (HT, EVN, Sfone) 2%

750 đồng/phút. Nếu tính theo doanh thu thì hiện mạng Viettel có chỉ số APU (doanh thu/thuê bao) thấp hơn so với hai mạng Vinafone và Mobifone vì lớp khách hàng có thu nhập cao trước đây đã sử dụng hai mạng này. Vì vậy, cho dù số thuê bao của Viettel có ngang bằng với Vinafone, Mobifone thì doanh thu của mạng này vẫn sẽ thấp hơn của Vinafone và Mobifone. Tuy nhiên, việc xem xét mạng nào chiếm thị phần khống chế cần chuẩn hoá cách tính số lượng thuê bao.

+ Thuê bao thực: Thuê bao có phát sinh cước trên hệ thống.

+ Thuê bao ảo: TB đang bị khóa 2 chiều, có thời hạn tồn tại trên mạng trong vòng 90 ngày và TB không gọi đi được, chỉ còn chiều gọi đến.

Bảng 2.3. Tốc độ phát triển thuê bao di động của Viettel (Đơn vị: thuê bao)

Nguồn: Báo cáo phát triển thuê bao di động của Viettel

Con số TB thực của các mạng rất khó kiểm soát vì hiện nay các mạng đều “khai vống” tổng lượng TB để tuyên bố là mạng lớn nhất Việt Nam. Hơn 3 năm qua, Viettel Mobile đã đạt được tốc độ phát triển rất cao, cụ thể được thể hiện trong bảng 2.3.

Mặc dù về mặt tuyệt đối TB rời mạng và TB ảo có xu hướng tăng sau rất nhiều biện pháp đã được áp dụng bởi các nhà cung cấp, nhưng xét về tỷ lệ thì con số này đang giảm dần. Viettel không thể giảm tăng trưởng để giảm số lượng tuyệt đối về số TB rời mạng. Vào thời điểm hiện tại, Viettel đang nỗ lực giảm tỷ lệ TB rời mạng từ

Tên chỉ tiêu 15/10_ 31/12/2004 2005 2006 2007 22/1/2008 TB đăng ký sử dụng trên mạng 174,081 3,199,233 7,307,183 20,712,735 24,025,121 * Tỷ lệ % năm sau/năm trước 1737.8 128.4 183.5 * TB trả trước 26,637 1,241,784 5,982,339 12,516,161 14,362,018 * TB trả sau 147,444 1,957,449 1,324,844 8,196,574 9,663,103

40% xuống còn khoảng 30% bằng việc đem lại những ưu đãi rất lớn cho KH sử dụng dịch vụ ổn định (như tặng 400.000 đồng vào tài khoản của TB trả trước hòa mạng mới chia đều trong vòng 12 tháng, tặng 800.000 đồng cho thuê bao chuyển từ trả trước sang trả sau và thuê bao trả sau hòa mạng mới hoặc chuyển từ mạng khác sang Viettel) và hàng loạt những chương trình chăm sóc KH trung thành, KH doanh nghiệp, KH Vip….đã “hút” một số lượng đáng kể KH rời mạng quay trở lại với Viettel.

Viettel là tuy là một công ty Nhà nước nhưng với phong cách rất năng động, hoạt động kinh doanh trong thời khắc giao hòa của quá trình phát triển đất nước. Thương hiệu Viettel là để nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ có 3 cấp độ: i/ Cấp độ lợi ích cốt lõi của dịch vụ, tức là đáp ứng những nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản của KH qua việc tiêu dùng; ii/ Cấp độ lợi ích cụ thể của sản phẩm, tức là những lợi ích cốt lõi được cụ thể hóa thành một sản phẩm, dịch vụ với những đặc điểm và thuộc tính xác định (một mức chất lượng, cách sử dụng…); iii/ Cấp độ lợi ích gia tăng của sản phẩm, gồm các thuộc tính, lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và nó có thể được dùng nhằm phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Những lợi ích này có thể là: cách thức bán hàng, phân phối, các dịch vụ bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng, các chương trình truyền thông quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu và mẫu người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Cạnh tranh kiểu mới không phải là cạnh tranh giữa cái mà các công ty sản xuất tại nhà máy của mình mà là cạnh tranh giữa cái mà họ gia tăng vào sản phẩm đầu ra cảu nhà máy dưới hình thức bao bì, dịch vụ, quảng cáo, thương hiệu, tư vấn KH, tài chính, bố trí giao hàng, kho chứa hàng và những thứ khác mà KH có thể đánh giá.

Trong Viễn thông, với những tiêu chuẩn công nghệ và khai thác mạng lưới, các dịch vụ của các nhà cung cấp gần như nhau, tức là hai lợi ích đầu gần giống nhau. Vậy để phân biệt các thương hiệu, chỉ còn cách duy nhất là đáp ứng tốt hai cấp độ trên và nhấn mạnh vào cách thứ ba.

Thương hiệu được tạo ra bởi đặc tính của sản phẩm và phi sản phẩm. Viettel đang đi theo hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu bằng cách phi sản phẩm. Thương hiệu được xem xét ở 4 khía cạnh.

Thương hiệu – như một sản phẩm (phạm vi sản phẩm, giá trị/chất lượng, tính hữu dụng, người sử dụng, nước xuất xứ).

Thương hiệu – như một tổ chức (đặc tính của tổ chức, sự kết hợp giữa tính địa phương và tính toàn cầu).

Thương hiệu – như một con người (tính cách thương hiệu, mối quan hệ thương hiệu – khách hàng).

Thương hiệu – như một biểu tượng (một hình ảnh, và sự kế thừa thương hiệu). Viettel xây dựng thương hiệu như một tổ chức và một con người. Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của KH và sự đáp ứng của Viettel.

Thương hiệu Viettel ngày nay đã trở thành một thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà đang từng bước trở thành một tập đoàn toàn cầu vững mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 68)