Khái quát về Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)

Viettel được thành lập ngày 1/6/1989, tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, XNK các thiết bị Viễn thông và dịch vụ bưu chính

1989 - 1995: Là thời kỳ sơ khai, hình thành. Công ty được rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột ăngten cho các tuyến viba.

Tháng 2/1990: hoàn thành tuyến vi ba số AWA Hà Nội – Vinh đầu tiên cho Tổng cục Bưu điện, đây cũng là công trình lớn đầu tiên của Công ty.

7/1993: Xây dựng tuyến viba băng rộng 140 Mbps, và rất nhiều công trình cho Tổng cục Bưu điện, các Công ty, Bưu điện tỉnh của VNPT và Bộ Công An, Quốc phòng.

Năm 1995, Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel ).

1996 – 1997: Thời kỳ Viettel lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT.

Năm 1996: Viettel tích cực chuẩn bị, lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT. Tháng 9/1997: hoàn thiện lập dự án xin phép kinh doanh 6 loại hình dịch vụ BCVT: Dịch vụ điện thoại cố định; di động, nhắn tin, Internet, trung kế vô tuyến Radio trunking; dịch vụ bưu chính.

Năm 1997, thiết lập mạng bưu chính công cộng với dịch vụ phát hành báo chí; cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến.

Giai đoạn 1998 -2000: Viettel được cấp phép kinh doanh dịch vụ BCVT, hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Năm 1999: Triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP.

Tháng 9/1999: Nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp quang 1A, dài gần 2,000 km với 19 trạm chính; là đường trục dầu tiên ở Việt nam do người Việt Nam tự thiết kế, thi công, không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Đây là công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của Viettel.

Tháng 2/2000: Viettel được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ VoIP (mã số 178). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh BCVT của VIETTEL.

Tháng 9/2000: Thống nhất và ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT; tiến hành các thủ tục thuê kênh, tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án; đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VoIP quốc tế.

Ngày 15/10/2000: Chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh. Đánh dấu sự kiện lần

đầu tiên có một Công ty ngoài Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

cung cấp dịch vụ Viễn thông tại Việt Nam, bước đầu phá vỡ thế độc quyền, người sử

dụng được lựa chọn dịch vụ Viễn thông của nhà khai thác khác với giá cước rẻ hơn. Lưu lượng bình quân đạt 50.000 - 60.000 phút/ ngày.

Năm 2001 - 2003: Triển khai hạ tầng Viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ Viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức. Đây là thời kỳ một loạt các đơn vị thành viên của Viettel được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm Công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật; Trung tâm Mạng truyền dẫn; Trung tâm ĐTDĐ là tiền thân của các Công ty thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông sau này. Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet... ra để tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu.

Các dịch vụ liên tục được mở rộng:

- Tháng 7/2001: chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP đường dài trong nước; - Tháng 12/2001: Chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế;

- Tháng 10/2002: Cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước; chính thức cung cấp dịch vụ Internet.

- Tháng 1/2003: Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP).

- Tháng 9/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

- Tháng 11/2003: Khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây

Đáng kể nhất chính là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn toàn quốc và đi quốc tế, với quan điểm “truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng”. Viettel phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng 1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của Viettel và cho thuê kênh; triển khai cửa ngõ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet.

Năm 2004 - 2006: tăng tốc phát triển, định vị thương hiệu trên thị trường.

Năm 2005: Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành TCT Viễn thông Quân đội. Điều đó cho thấy, từ một công ty nhỏ đã phát triển trở thành một tập đoàn lớn mạnh, có uy tín và thương hiệu trên thị trường.

- Hạ tầng mạng được triển khai rộng khắp, quang hoá trên toàn quốc: đường trục cáp quang Bắc Nam đã có 1A, 1B, 1C; truyền dẫn quốc tế cũng được triển khai nhanh với dung lượng lớn; Kết nối cáp quang với Lào và Campuchia.

- Triển khai lắp đặt mạng ĐTDĐ tốc độ nhanh nhất Việt Nam, đưa các dịch vụ Viễn thông đến khắp đất nước: VoIP 64/64; PSTN 58/64; ADSL 64/64; di động 64/64.

- Ngày 15/10/2004, Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ. Chỉ hơn 01 tháng sau khi hoạt động, Viettel đã có 100.000 KH; gần 01 năm sau Viettel đón KH 01 triệu; ngày 21/7/2006 đón KH thứ 04 triệu, tháng 12/2006 đã vượt con số trên 7 triệu KH, và đến cuối tháng 3/2008 là hơn 30 triệu KH đăng ký (Lượng TB thực vào khoảng

hơn 15 triệu). Là mạng di động phát triển nhanh nhất, sau hơn 3 năm chính thức kinh doanh đã có 7500 trạm BTS trên toàn quốc. Theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì Viettel Mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới.

Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho câu Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động kinh doanh, các hoạt động xã hội đều đi theo triết lý kinh doanh “Quan tâm, chăm sóc và sáng tạo, đột phá”.

Liên tục trong hai năm 2004, 2005 VIETTEL được bình chọn là thương hiệu mạnh, và đặc biệt năm 2006 VIETTEL được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ BCVT do VCCI phối hợp với Công ty Life Media và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen tổ chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)